'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong cuộc họp của UBND TP. HCM chiều 11/6, Chủ tịch UBND thành phố đã đề xuất nhiều phương án đối với việc tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19, trong đó có việc phân loại đối tượng trước khi tiêm.
"Chúng ta phải xem đây là cuộc chiến và mỗi người dân đều là một chiến sĩ đối với dịch covid-19. Mà cuộc chiến thì cần phải có kế hoạch. Một mặt, chúng ta phải tìm nguồn cung ứng vắc xin để phân phối cho dân, mặt khác, chúng ta cần có kế hoạch triển khai và quản lý trước khi tiêm để kiểm soát toàn bộ hoạt động", Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Phong phát biểu.
Ông Phong cũng nhấn mạnh: "Người dân thành phố phải tự khai báo để biết mình thuộc nhóm nào về mặt nghề nghiệp hay sức khỏe, khám sàng lọc để biết những trường hợp dị ứng với các thành phần của vắc xin, có bệnh nền thì xử lý thế nào, không dị ứng thì ra sao, nhóm nghề nghiệp nào được ưu tiên tiêm trước, tiêm sau; những đối tượng đã tiêm rồi thì sao, chưa tiêm thì sao... cần phải kiểm soát toàn bộ hoạt động trước và sau tiêm thì mới có thể đem lại hiệu quả cao nhất".
Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cũng khẳng định, mục tiêu của TP. HCM là tiêm vắc xin cho toàn bộ người dân. Tuy nhiên, hiện nay do nguồn cung không thể có một lúc, nên cần phải theo lộ trình. Vì vậy, TP. HCM sẽ thành lập tổ công tác mua và phân phối vắc xin để người dân ai cũng có thể tiếp cận. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ số lượng người đã tiêm, chưa tiêm và các đối tượng được tiêm để nâng cao hiệu quả.
Theo Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong, TP đang phấn đấu trong năm 2021 sẽ có 2/3 người dân được tiêm vắc xin. Đây cũng là số người dân đang trong độ tuổi được tiêm vắc xin của TP. Hiện nay, nguồn cung vắc xin đang được đàm phán với nhà cung ứng, tùy loại vắc xin được quy định tiêm cho từ độ tuổi nào. Để chủ động nguồn vắc xin, Chính phủ đã mở rộng cơ chế cho các doanh nghiệp được tiếp cận, khi có sẽ triển khai ngay cho người dân. Trong đó, Bộ Y tế sẵn sàng hỗ trợ kiểm tra chất lượng và kế hoạch tiêm của các đơn vị.
Cũng tại buổi họp, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Võ Văn Hoan nhận định việc tiêm vắc xin Covid-19 là vấn đề cấp bách hiện nay. Ông Hoan đề xuất Sở Y tế cùng Sở Thông tin & Truyền thông phối hợp xây dựng kế hoạch ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19. Thứ tự này có thể dựa trên đặc thù nghề nghiệp, tình trạng dịch tễ, bệnh lý từng người.
“Theo tôi, để có thể tiêm vắc xin cho toàn dân, cần phải yêu cầu người dân khao báo y tế. Dựa vào đó, chúng ta có thể phân bổ thứ tự ưu tiên để tiêm, vì chưa thể giải quyết đủ vắc xin cho toàn thành phố trong thời gian sớm”, ông Hoan chỉ đạo.
Theo ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP. HCM, hiện nay vắc xin khi về TP. HCM phải có các kho trữ lạnh. Tuy nhiên, TP mới chỉ có 1 kho của Công ty Cổ phần vắc xin Việt Nam đạt tiêu chuẩn. Do đó, các doanh nghiệp tại TP. HCM cũng đang đẩy nhanh việc kiểm định các kho trữ lạnh để sẵn sàng khi có vắc xin. Các kho trữ lạnh cũng phải đảm bảo các mức nhiệt độ để bảo quản vắc xin như: -20 độ C, -50 độ C, -70 độ C...
Vừa qua, đại diện UBND TP. HCM đã làm việc với các doanh nghiệp cung cấp vắc xin, trong đó có một doanh nghiệp có nguồn cung có thể đạt 5 triệu liều cho người dân thành phố. Tuy nhiên, doanh nghiệp này đang chờ Bộ Y tế thẩm định kho bảo quản vắc xin, tiêu chuẩn của kho này phải đảm bảo luôn được giữ -20 độ C. Ngay khi Bộ Y tế thẩm định xong, doanh nghiệp này sẽ ký hợp đồng để chuyển vắc xin về Việt Nam.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.