Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Theo đó, nội dung đề xuất điều chỉnh của Quận Bình Tân có thay đổi so với chỉ đạo trước đây của Thành uỷ và UBND TP.HCM. Tuy nhiên, đề xuất này phù hợp với Nghị quyết 98/2023 về thí điểm cơ chế đặc thù và phục vụ lợi ích cộng đồng. Do vậy, kiến nghị UBND Thành phố báo cáo Thành uỷ xem xét, chấp thuận đề xuất trên.
Hồi tháng 9/2023, báo cáo về những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện dự án di dời Nghĩa trang Bình Hưng Hoà, Quận Bình Tân cho biết, khu vực tiếp giáp nghĩa trang đã có dự án Gamuda Land Tân Phú. Hiện dự án này đã hình thành các công trình dịch vụ, thương mại quy mô lớn. Do đó, việc phát triển các khu chức năng, dịch vụ, thương mại theo quy hoạch được duyệt tại Nghĩa trang Bình Hưng Hoà sẽ không đạt hiệu quả kinh tế cao.
Theo Quận Bình Tân, việc phát triển các công trình nhà ở trên khu đất nghĩa trang sau khi di dời mộ dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn do yếu tố văn hoá, tâm linh.
Nghĩa trang Bình Hưng Hoà được biết đến là nghĩa trang lớn nhất TP. HCM. Đây là nghĩa trang tự phát, hình thành từ những năm 1970 và hiện nơi đây có gần 54.000 ngôi mộ. Dự án di dời Nghĩa trang Bình Hưng Hoà được UBND TP. HCM chấp thuận chủ trương từ năm 2010.
Khu vực dự án Nghĩa trang Bình Hưng Hoà có quy mô 44,47ha, tiếp giáp với hai tuyến đường chính là đường Bình Long – Hương lộ 3 bà đường Tân Kỳ - Tân Quý. Trong đó, đường Tân Kỳ - Tân Quý chia khu đất dự án thành hai khu.
Theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. HCM đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, vị trí nghĩa trang Bình Hưng Hoà thuộc quy hoạch: Đất hỗn hợp; đất trung tâm công cộng, đất cây xanh công viên – thể dục thể thao, đất ở hiện hữu và đất ở phát triển mới.
Theo Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư phía Bắc đường Tân Kỳ - Tân Quý, được UBND TP. HCM phê duyệt năm 2016, vị trí nghĩa trang Bình Hưng Hoà có một phần đất trường tiểu học xây dựng mới, một phần quy hoạch đất sử dụng hỗn hợp.
Trong đó, đất sử dụng hỗn hợp gồm có đất nhóm nhà ở, đất công trình dịch vụ đô thị, đất xây xanh sử dụng công cộng và đất giao thông.
Còn theo Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu dân cư phía Nam đường Tân Kỳ - Tân Quý được duyệt năm 2016, phần lớn nghĩa trang Bình Hưng Hoà được quy hoạch đất cây xanh đơn vị ở; một phần đất sử dụng hỗn hợp; một phần quy hoạch đất giáo dục, tôn giáo, bãi xe, đường giao thông.
Ngoài ra, một phần diện tích nghĩa trang được quy hoạch mở rộng trụ sở UBND P.Bình Hưng Hoà A và một phần quy hoạch khu tái định cư.
TP. HCM đã có nhiều khu dân cư, công viên phát triển trên nền nghĩa trang cũ. Có thể kể đến như Cư xá Bình Thới và khu dân cư lân cận hiện nay được xây dựng sau khi giải tỏa khu nghĩa trang Nhị Tỳ Quảng Đông (Lãnh Binh Thăng, Quận 11). Công viên Lê Văn Tám (Quận 1, TP. HCM) trước năm 1975 là nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Công viên Lê Thị Riêng trước đây là nghĩa địa Đô Thành ...
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.