Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
UBND TP. HCM vừa ban hành công văn khẩn về hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn. Theo đó, TP. HCM tiếp tục thí điểm cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được hoạt động đến hết ngày 31/12.
Đáng chú ý, TP. HCM không còn yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống kết thúc hoạt động trước 22h hàng ngày.
UBND TP. HCM cũng giao chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện tăng cường kiểm tra đột xuất các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có phục vụ đồ uống có cồn; xử lý nghiêm các trường hợp không chấp hành quy định phòng, chống dịch.
Sau thời gian thực hiện thí điểm, các địa phương tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm gửi Sở Công Thương tổng hợp, đề xuất UBND TP. HCM.
Trước đó, Sở Công Thương TP. HCM đề xuất tiếp tục thí điểm dịch vụ kinh doanh ăn uống đến hết ngày 31/12 ở từng cấp độ dịch. Cụ thể, tại địa bàn cấp 1, 2, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được hoạt động bình thường mới. Đối với địa bàn cấp 3, cơ sở được phụ vụ tại chỗ không quá 50% công suất cùng thời điểm; không bán, sử dụng đồ uống có cồn. Riêng địa bàn cấp 4 chỉ bán mang đi.
Theo Sở Công Thương, qua giai đoạn thí điểm, có 9.796/15.764 cơ sở kinh doanh ăn uống tại TP. HCM hoạt động lại (đạt 62%). Trong đó, có 3.732 cơ sở phục vụ đồ uống có cồn (chiếm 38%).
Dựa trên kết quả kiểm tra 5.881 cơ sở, đơn vị này nhận định việc thí điểm giúp đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh; tăng thu ngân sách; tạo công ăn việc làm; giảm áp lực tâm lý cho người dân.
Tuy nhiên, hạn chế là nhiều cơ sở chưa đảm bảo khoảng cách 2m, chưa đăng ký mã QR theo yêu cầu của TP hoặc chưa quét mã QR của khách hàng; chưa xây dựng phương án tổ chức kinh doanh, công khai số lượng khách tối đa được ăn uống cùng thời điểm…
Sở Công Thương nhận định dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt khi xuất hiện biến chủng mới. Tuy nhiên, ngưng hoạt động dịch vụ này sẽ gây khó khăn lớn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, dẫn đến nguy cơ mất việc làm, thất nghiệp, giảm thu nhập, ảnh hưởng an sinh xã hội. Do đó, Sở Công Thương kiến nghị TP tiếp tục thí điểm dịch vụ này đến hết năm 2021.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.