Tràn lan nông sản nhập khẩu đội lốt hàng Việt, bất lực vì thiếu tiêu chí đánh giá

Lê Nguyễn - 19/11/2018 09:52 (GMT+7)

(VNF) – Không có căn cứ xác định thế nào là “hàng Việt Nam” nên tình trạng nông sản nhập khẩu đội lốt hàng Việt Nam vẫn diễn ra tương đối phổ biến.

VNF
Tràn làn nông sản nhập khẩu đội lốt hàng Việt

Chui qua ba lỗ hổng, nông sản nhập khẩu biến thành nông sản Việt

Theo Bộ Công Thương, thời gian qua xuất hiện tình trạng một số nông sản, thủy sản không rõ xuất xứ được bày bán trên thị trường dưới tên gọi của sản phẩm cùng loại Việt Nam như: nho Ninh Thuận, khoai tây Đà Lạt, cá tầm Sa Pa…

Việc đội lốt hàng Việt Nam chủ yếu diễn ra dưới hai hình thức: hàng nhập khẩu được trộn cùng với nông sản Việt Nam bày bán ra thị trường; hàng nhập khẩu được quảng cáo là hàng Việt Nam.

Bộ Công Thương cho rằng sở dĩ có tình trạng trên là do quy định của pháp luật hiện hành vẫn còn tồn tại 3 lỗ hổng.

Một là quy định về nhãn hàng hóa không yêu cầu thương nhân phải ghi nhãn hàng hóa đối với nông sản và thủy sản bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Cụ thể, Nghị định 43/2017 quy định hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, bao gồm hàng nhập khẩu, phải có nhãn hàng hóa, trong đó có nội dung bắt buộc là xuất xứ hàng hóa (Điều 1.1 và Điều 10.1). Tuy nhiên quy định này lại không áp dụng với hàng hóa là thực phẩm tươi sống, nông sản, thủy sản không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng (Điều 1.2.đ và Điều 1.2.e).

Vì vậy, sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu và đưa vào chợ dân sinh, người bán có thể bỏ bao bì và nhãn hàng hóa để bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

Lỗ hổng thứ hai là các quy định pháp luật về truy xuất nguồn gốc chưa được áp dụng một cách toàn diện và triệt để đối với nông sản, thủy sản.

Cụ thể, Nghị định 15/2018 có đưa ra các quy định về truy xuất nguồn gốc với thực phẩm nhưng quy định này chỉ áp dụng với sản phẩm “không đảm bảo an toàn”, tức là chỉ khi sản phẩm không đảm bảo an toàn hoặc cơ quan nhà nước có yêu cầu thì thương nhân mới phải thực hiện quy trình truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm (Điều 34, Điều 35).

Lỗ hổng thứ ba là pháp luật chưa có quy định về việc như thế nào thì một sản phẩm được xem là sản phẩm của Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, pháp luật đã có các quy định chi tiết về cách xác định một sản phẩm được coi là có xuất xứ Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định này mới được áp dụng cho hàng xuất khẩu, không áp dụng đối với các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam. Do vậy, trong nhiều trường hợp, các cơ quan chức năng không biết căn cứ vào đâu để xác định một sản phẩm có phải là “của Việt Nam” hay không. Ví dụ như giống xoài Thái được trồng tại Việt Nam thì quả xoài sau thu hoạch sẽ không biết được gọi là xoài Thái hay xoài Việt Nam?

Do thương nhân có thể bán hàng mà không cần nhãn mác, không cần khai báo xuất xứ và cũng không phải truy xuất nguồn gốc nên các cơ quan chức năng hầu như không thể phát hiện và xử lý các trường hợp nông sản nước ngoài đội lốt nông sản Việt Nam một khi hàng đã vào đến chợ. Thậm chí, ngay cả khi có lí do để nghi ngờ thì cũng không có căn cứ pháp lý để xác định một sản phẩm nào đó “không phải là sản phẩm của Việt Nam”.

Xuất phát từ đây, báo cáo kết quả giám sát về việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 – 2016 của Đoàn giám sát Quốc hội cũng khẳng định: “Rau, quả, thịt, thủy sản tươi sống phần lớn chưa có nhãn mác, thiếu dấu hiệu nhận diện và thông tin về nguồn gốc xuất xứ. Do vậy, khi phát hiện mẫu vi phạm đã gặp rất nhiều khó khăn trong truy xuất, xác định nguyên nhân và xử lý vi phạm”.

Sẽ xây dựng quy định thế nào là hàng Việt Nam

Để khắc phục tình trạng nông sản nhập khẩu đội lốt hàng Việt nêu trên, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng xem xét giao một số bộ cùng vào cuộc.

Cụ thể, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan rà soát lại các quy định về ghi nhãn hàng hóa đối với nông sản, thủy sản tại Nghị định 43.

Bên cạnh đó, giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ ngành rà soát lại các quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại Nghị định 15/2018 đồng thời giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ ngành xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định như thế nào là sản phẩm của Việt Nam để áp dụng cho hàng hóa lưu thông trong nước nhằm chống gian lận xuất xứ Việt Nam và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoàn thành trong tháng 5/2024.

Thu nhập 1,2tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách “tiêu” tiền

Thu nhập 1,2tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách “tiêu” tiền

(VNF) - Ngoài những trường hợp thu nhập thấp đăng đàn trên các nhóm về tài chính nhờ chỉ bảo cách chi tiêu và tiết kiệm. Bất ngờ, có không ít những dòng trạng thái thu nhập cả tỷ đồng/năm, nhưng không biết chi tiêu sao cho hợp lý. Có người sẵn sàng đưa lời khuyên, ngược lại không ít thông tin cho rằng “khoe mẽ”.

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Lộ diện đại gia đứng sau hệ thống Quán nhậu Tự Do

Lộ diện đại gia đứng sau hệ thống Quán nhậu Tự Do

(VNF) - Mọc lên tại những vị trí đắc địa, quán nhậu Tự Do đang dần trở thành một trong những hệ thống quán nhậu lớn hàng đầu tại Hà Nội với hàng chục sơ sở lớn nhỏ.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.