Trung, Mỹ và cuộc chiến FTAAP - TPP tại APEC

An Lan - 19/11/2015 17:49 (GMT+7)

(VNF) - Tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2015, Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng Hiệp định Thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) có vai trò quan trọng trong thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, còn Tổng thống Obama kiên định: TPP sẽ mang lại thành quả lớn trong những thập kỷ tới.

Theo tờ Wall Street Journal, tại Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra ngày 18/11 tại Manila (Philippines), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định Hiệp định Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) do Bắc Kinh hậu thuẫn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình hội nhập kinh tế khu vực.

Ông Tập cho rằng với sự xuất hiện của một loạt thỏa thuận thương mại tự do trong khu vực sẽ gây lo ngại về nguy cơ phân mảnh. Vì thế, ông Tập kêu gọi các quốc gia thành viên APEC nhanh chóng hiện thực hóa FTAAP và đưa hội nhập kinh tế khu vực phát triển mạnh mẽ hơn.

Cũng tại hội nghị, ông Tập nhấn mạnh vai trò quan trọng của Trung Quốc với vị trí then chốt trong nền kinh tế toàn cầu, bất chấp tốc độ tăng trưởng đang đà suy giảm của nước này. "Mặc dù tăng trưởng của Trung Quốc đang chậm lại nhưng vẫn chiếm 30% GDP toàn cầu", ông Tập nói.

"Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực để xây dựng các thỏa thuận thương mại tự do "tiêu chuẩn cao". Các cuộc đàm phán để nâng cấp Hiệp định Thương mại tự do Trung Quốc - ASEAN gần như hoàn tất, các thỏa thuận với Úc và Hàn Quốc dự kiến ​​sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay", ông Tập phát biểu.

Không hề kém cạnh, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng ra sức thúc đẩy TPP, hiệp định thương mại không có sự tham gia của Trung Quốc. Theo đó, ông Obama cùng lãnh đạo 11 nước thành viên còn lại có cuộc họp bên lề  APEC hôm 18/11.

Với sự tin tưởng mạnh mẽ rằng TPP sẽ mang lại nhiều thành quả lớn trong những thập kỷ tới, ông Obama cho biết: "Đây là thỏa thuận thương mại có tiêu chuẩn cao nhất và tiến bộ nhất từng được ký kết".

"Chúng tôi muốn tất cả các nước theo đuổi lợi ích dựa trên các tiêu chuẩn chung công bằng. Do đó, TPP không phải chỉ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu giữa các nước trong khu vực mà là soạn ra các quy tắc của thương mại toàn cầu cho thế kỷ 21", ông Obama nói.

Việc hoàn tất ký kết TPP là mục tiêu chính sách thương mại số một của ông Obama trước kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ năm tới. 

Một số nhà phân tích cho rằng cho đến nay, Trung Quốc đã có một chiến lược kinh tế toàn cầu rõ ràng hơn so với Mỹ. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh ký kết các thỏa thuận hợp tác với các nước trên thế giới, thông qua các nỗ lực nhằm tạo ra không gian mới cho giao thương.

Trung Quốc cũng đang nỗ lực hợp tác với hơn 50 quốc gia khác để chuẩn bị cho sự ra mắt Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), dự kiến ​​sẽ hoàn thiện và hoạt động vào cuối năm nay.

AIIB là một tổ chức tài chính quốc tế đang trong quá trình thành lập với mục tiêu là hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tổ chức này là sáng kiến của Trung Quốc, các nước có GDP lớn nhưng không phải quốc gia sáng lập là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada.

Một số người xem AIIB là đối thủ của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), vốn là những tổ chức tài chính được xem là bị chi phối bởi các nước phát triển như Hoa Kỳ. 

Ngoài các dự án trong khu vực Thái Bình Dương, Bắc Kinh đang tích cực thực hiện dự án Vành đai kinh tế con đường tơ lụa, sẽ kết nối Trung Quốc với các nước láng giềng ở phía Tây, trước hết với các nước Trung Á và Nga và sau đó theo hướng châu Âu.

Tuy nhiên, các nhà phân tích rủi ro và các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực nói rằng chiến lược của Mỹ vẫn đảm bảo một vị thế vững chắc trong việc thiết lập các quy tắc mới cho thương mại toàn cầu, đẩy mạnh thương mại và đầu tư, thiết lập một tiêu chuẩn cao hơn, đặc biệt đối với quyền sở hữu trí tuệ trong TPP. 

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung xem ra vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và không biết bao giờ mới tới hồi kết, 

 

Theo Theo Wall Street Journals
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Vì sao phương Tây không dốc toàn lực để cô lập triệt để ngân hàng Nga?

Vì sao phương Tây không dốc toàn lực để cô lập triệt để ngân hàng Nga?

(VNF) - Khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, phương Tây đã giáng cho Moscow hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm làm tê liệt nguồn tài chính của nước này và buộc Nga phải nhanh chóng chấm dứt chiến sự. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm, chiến sự vẫn tiếp diễn và Điện Kremlin đang ca ngợi nền kinh tế vững mạnh của mình.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.

Nhận diện Cát Liên Hoa: DN liên quan Novaland vừa nhận 'tráp' phạt từ UBCKNN

Nhận diện Cát Liên Hoa: DN liên quan Novaland vừa nhận 'tráp' phạt từ UBCKNN

(VNF) - Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Cát Liên Hoa vừa cho biết đã nhận được quyết định xử phạt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Tổng thống Iran qua đời, châm ngòi một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt

Tổng thống Iran qua đời, châm ngòi một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt

(VNF) - Việc Tổng thống Iran Ebrahim Raisi thiệt mạng có thể châm ngòi cho một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt tại quốc gia Trung Đông này.

Gần 1 năm đòi quyền lợi bảo hiểm, khách hàng mệt mỏi vì bị BSH 'phớt lờ'

Gần 1 năm đòi quyền lợi bảo hiểm, khách hàng mệt mỏi vì bị BSH 'phớt lờ'

(VNF) - Khách hàng tham gia gói bảo hiểm Muôn sắc Yêu thương, có quyền lợi chi trả bệnh bẩm sinh. Tuy nhiên, khi gửi hồ sơ làm bồi thường, bảo hiểm BSH đưa ra lý do từ chối chi trả: Bệnh này khách hàng đã biết trước, tính là bệnh có sẵn. Trong khi đó khách hàng khẳng định, chỉ khi đi khám ở Bệnh viện Việt Đức, mới phát hiện con bị bệnh.

'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

(VNF) -Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, nguồn lực xã hội thay vì dành cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm lại bị "chôn" vào đất, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

(VNF) - Dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái tài chính hiện đại. Ngân hàng số không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố then chốt để các ngân hàng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh?

Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh?

(VNF) - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, thời gian tới đây, thị trường bất động sản nói chung và thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói riêng sẽ có nhiều khởi sắc, nhất là sau khi hệ thống pháp luật đã được tháo gỡ.

Khởi động lại kế hoạch thoái vốn tại FPT, SCIC gặp rào cản 'room ngoại'

Khởi động lại kế hoạch thoái vốn tại FPT, SCIC gặp rào cản 'room ngoại'

(VNF) - Ở danh sách bán vốn đợt 2, SCIC đã bổ sung loạt doanh nghiệp lớn đáng chú ý như FPT, Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong,..., thêm tổng cộng 31 doanh nghiệp so với danh sách trước.

Ba ngân hàng 0 đồng đã được định giá, chuyển giao trong năm 2024

Ba ngân hàng 0 đồng đã được định giá, chuyển giao trong năm 2024

(VNF) - Theo Phó thủ tướng Lê Minh Khái, đã hoàn thành định giá 3 ngân hàng được chuyển giao bắt buộc và dự kiến trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc trong tháng 5.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.