'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo CNN, các biện pháp kích thích kinh tế mà chính quyền Bắc Kinh hứa hẹn khó có thể thành hiện thực khi Trung Quốc đang mắc nợ quá nhiều. Phép màu trong cuộc cách mạng tài chính toàn cầu 15 năm trước khó quay trở lại với quốc gia châu Á này.
Ông Robert Carnell, trưởng bộ phận nghiên cứu khu vực châu Á – Thái Bình Dương của ING Group cho biết: “Chúng tôi đã có rất nhiều lời hứa mơ hồ từ các nhà hoạch định chính sách nhưng cho đến nay vẫn chưa có gì đáng kể”.
Ngoại trừ một số động thái hỗ trợ thị trường bất động sản hiện đang sa lầy vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử và điều chỉnh mức lãi suất, chính phủ Trung Quốc vẫn chưa cung cấp “tiền thật” cho người tiêu dùng hay các doanh nghiệp đang gặp khó khăn.
Ông Craig Singleton, chuyên gia cấp cao về Trung Quốc tại Foundation for Defense of Democracies, một tổ chức tư vấn phi đảng phái có trụ sở tại Washington cho hay: “Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc dường như sẽ không ban hành bất kỳ biện pháp kích thích tài chính hoặc tiền tệ lớn nào để thúc đẩy nền kinh tế trong thời gian tới”.
Sau khi các lệnh hạn chế do dịch Covid-19 được dỡ bỏ, Trung Quốc đã có một năm phát triển khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã đánh mất đi đà tăng trưởng của mình.
Kể từ tháng 4 năm nay, một loạt dữ liệu kinh tế và thống kê đáng thất vọng đã làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc có thể phải đối mặt với thời kỳ tăng trưởng chậm, thậm chí là trở thành một “Nhật Bản thứ hai”.
Nền kinh tế Trung Quốc hầu như không tăng trưởng trong các tháng từ tháng 4 đến tháng 6 so với quý đầu tiên của năm 2023. Ước tính các khoản nợ chưa tanh toán của Trung Quốc đã vượt quá 123 nghìn tỷ NDT (18 nghìn tỷ USD) vào năm ngoái. Các dấu hiệu giảm phát đang trở nên rõ ràng hơn, làm tăng nỗi lo Trung Quốc có thể bước vào thời kỳ trì trệ kéo dài.
Dựa trên câu chuyện của Nhật Bản trong những năm 1990, Trung Quốc đang có nguy cơ rơi vào “bẫy thanh khoản” - một kịch bản mà trong đó phần lớn chính sách tiền tệ trở nên vô hiệu và người tiêu dùng giữ tiền mặt của họ thay vì chi tiêu, Alicia Garcia-Herrero, nhà kinh tế khu vực châu Á Thái Bình Dương cho biết.
Theo các nhà phân tích tại UBS Global Wealth Management, Trung Quốc rõ ràng đã “kiềm chế” các gói trợ cấp khổng lồ trong thời kỳ dịch Covid-19. Các gói kích thích tài chính của chính quyền Bắc Kinh chỉ bằng một phần ba viện trợ được cung cấp ở Mỹ và không có khoản tiền mặt nào được phân phát trên toàn quốc.
Các nhà đầu tư đang mong đợi vào các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc để thúc đẩy sự mở rộng toàn cầu. Thế nhưng, Bắc Kinh dường như đã “hết đạn”.
Vào năm 2008, Trung Quốc đã triển khai gói tài chính trị giá 4 nghìn tỷ NDT (tương đương 586 tỷ USD) để giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Gói tài chính này đã thành công và giúp nâng cao vị thế chính trị của Bắc Kinh, là nhân tố quan trọng góp phần vào tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Tuy nhiên, chính sách này cũng dẫn đến tình trạng mở rộng tín dụng chưa từng có và nợ công tăng mạnh tại các địa phương khiến Bắc Kinh phải vật lộn để phục hồi. Vào năm 2012, Bắc Kinh cho biết họ sẽ không lặp lại điều này một lần nào nữa.
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà phân tích cho biết việc hạn chế các gói trợ cấp giúp Trung Quốc tránh được cú sốc lạm phát tràn lan như ở nhiều nền kinh tế khác như trái lại, nó cũng khiến thu nhập hộ gia đình giảm do tiền lương và giá trị tài sản bất động sản đồng thời bị đình trệ.
Một sự kết hợp chính sách toàn diện - bao gồm kích thích tiền tệ và tài chính, xây dựng cơ sở hạ tầng, bất động sản và tiêu dùng, bên cạnh các cải cách cơ cấu sẽ có ích trong việc xây dựng lại niềm tin của người dân Trung Quốc, các chuyên gia nhận định.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.