Liên tiếp hứng chịu 'cơn thịnh nộ' của thiên nhiên, Trung Quốc đang 'phát ốm'

Mai Lý - 04/08/2023 06:58 (GMT+7)

(VNF) - Trung Quốc đang phải hứng chịu những “cơn thịnh nộ” từ thiên nhiên, khiến nền kinh tế vốn đã gặp khó nay lại càng dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết.

VNF
Trung Quốc đang phải đối mặt với những viễn cảnh tồi tệ gây ra bởi thời tiết cực đoan.

Trung Quốc “phát ốm” vì nắng mưa thất thường

Trong những ngày này, Bắc Kinh đang phải hứng chịu lượng mưa lớn nhất trong 140 năm qua do ảnh hưởng của cơn bão Doksuri. Hậu quả là hàng trăm con đường bị ngập lụt, trong khi các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhiều tuyến tàu điện ngầm ngừng hoạt động và hàng trăm chuyến bay bị hoãn và hủy. Ở vùng ngoại ô, nhiều ngôi làng bị cắt điện và cô lập bởi dòng nước lũ.

Theo dự báo của Cục Khí tượng Trung Quốc, quốc gia này vẫn còn phải đối mặt với tình hình thời tiết khắc nghiệt hơn trong tháng này, từ bão lũ đến nắng nóng kỷ lục. 

Bắc Kinh đang hứng chịu trận mưa lớn nhất trong vòng 140 năm qua.

Tân Hoa Xã cho biết sẽ có ít nhất 3 cơn bão nhiệt đới có thể ảnh hưởng tiêu cực đến Trung Quốc trong tháng này. Các cơn bão sẽ chủ yếu ảnh hưởng đến khu vực phía Đông và ven biển phía Nam của Trung Quốc.

Thời tiết cực đoan đã bao trùm lên khắp Trung Quốc trong năm nay, làm xáo trộn đời sống sinh hoạt của người dân cũng như các hoạt động sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. 

Ông Sheng Xia, trưởng bộ phận phân tích nông nghiệp của Citic Securities cho biết: “Đối với Trung Quốc, El Nino có thể dẫn đến tình trạng khí hậu bất ổn gia tăng ở lưu vực sông Dương Tử, gây ngập lụt ở phía Nam, hạn hán ở phía Bắc cùng mùa hè lạnh giá ở phía Đông Bắc”.

Sau khi trải qua đợt nắng nóng lịch sử vào mùa hè năm 2022 khiến tình trạng thiếu điện diễn ra trên diện rộng và chuỗi cung ứng bị gián đoạn thì năm nay, Trung Quốc lại tiếp tục bị tàn phá bởi những cơn nắng nóng khắc nghiệt.

Nắng nóng kéo dài dẫn đến hạn hán tại Trung Quốc.

Kể từ tháng 3, nhiệt độ ở nhiều thành phố của Trung Quốc đã chạm mức cao kỷ lục. Một số nơi ở tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên có nhiệt độ lên tới trên 40 độ C. Vào tháng 7, Trung Quốc ghi nhận mức nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay, lên tới 52,2 độ C.

Nền nhiệt cao đã gây ra cái chết của nhiều loài động vật, vật nuôi tại Trung Quốc. Không khó để bắt gặp những tin tức như “hàng trăm con lợn bị chết vì nắng nóng sau khi mất điện đột ngột” hay “số lượng lớn cá chép bị “nấu chín” do nhiệt độ nước tăng cao khi trời nắng nóng” trên các bản tin của Trung Quốc.

Giá thịt thỏ - món ăn đặc trưng ở Tứ Xuyên cũng đã tăng mạnh do tình trạng thỏ chết vì nắng nóng khiến nguồn cung trở nên khan hiếm hơn. Một chủ trang trại gà ở thành phố Hợp Phì cho biết khoảng 20% số gà mái của ông không chịu để trứng vì quá nóng.

Một cánh đồng lúa mì bị mưa lũ tàn phá.

Nắng nóng đến sớm hơn cũng khiến cánh đồng ngô tại thành phố Thừa Đức, miền Bắc Trung Quốc trở nên còi cọc và cho năng suất thấp hơn đáng kể so với vụ mùa trước đó. Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, hạn hán có thể làm giảm tới 8% sản lượng ngô, lúa mì và gạo vào năm 2030.

Cũng trong cùng khoảng thời gian đó, nhiều nơi của Trung Quốc lại chịu cảnh ngập lụt do những cơn mưa lớn kéo dài. Các cánh đồng lúa mì tại Hà Nam, một tỉnh miền Trung cung cấp tới ¼ sản lượng lúa mì ở Trung Quốc, đã bị ngập úng hoàn toàn, chỉ vài ngày trước khi thu hoạch.

Mưa lớn khiến những loại ngũ cốc như lúa mì bị nảy mầm hoặc mốc, kéo theo sản lượng của vụ mùa năm nay giảm tới 20%, theo China Media Group. Không thể không thừa nhận rằng thời tiết khắc nghiệt đang tấn công nông dân Trung Quốc ở mọi phía.

Nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực của Trung Quốc

Nhiều chuyên gia lo ngại tình trạng thời tiết cực đoan có thể trở thành “bình thường mới” tại Trung Quốc trong những năm tới. Hay nói cách khác, quốc gia châu Á này phải làm quen với cảnh mưa lũ thất thường xen lẫn nắng nóng như thiêu đốt.

Thời tiết cực đoan có thể trở thành "bình thường mới" tại Trung Quốc.

Với dân số đông thứ hai thế giới trong khi có chưa đến 10% diện tích đất canh tác, không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc coi an ninh lương thực là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Nhập khẩu vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm nhưng nó vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ đầy thử thách với Mỹ hay cuộc xung đột Nga – Ukraine.

Trước tình hình trên, quốc gia này đã và đang triển khai những phương án gấp rút nhằm đảm bảo cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho người dân.

Chính quyền Trung Quốc đang khuyến khích đưa hoạt động sản xuất lương thực vào nhà kính, nơi nhiệt độ và độ ẩm có thể được kiểm soát bởi con người. Trung Quốc kỳ vọng sẽ có 40% rau xanh được trồng bên trong nhà kính vào năm 2030, tăng từ mức 30% của hiện tại.

Trang trại nuôi lợn cao tầng tại Trung Quốc.

Tham vọng “nông nghiệp không phụ thuộc vào thiên nhiên” của Trung Quốc đã phần nào thành hiện thực khi quốc gia này trồng thành công thanh long và sung trong nhà kính khổng lồ tại sa mạc Gobi.

Không chỉ có cây trồng, vật nuôi ở Trung Quốc cũng đang được “di chuyển” vào trong nhà. Tại miền Trung của Trung Quốc, lợn được đưa vào các trang trại cao tầng, nơi có thể cung cấp tới 1,2 triệu con lợn mỗi năm.

Trong khi đó, những con bò ở tỉnh Hà Bắc lại được tắm định kỳ và “ngồi mát” dưới những chiếc quạt khổng lồ. Vị trí của mỗi con bò sẽ được định vị và theo dõi bằng máy tính, nhờ đó các vòi phun nước sẽ tự động điều chỉnh nhằm tránh lãng phí nước.

Các nhà khoa học của Trung Quốc cũng đang nghiên cứu phát triển các giống lúa, lúa mì và các loại cây trồng khác với khả năng chịu hạn, chịu nhiệt tốt hơn. Việc trồng ngô biến đổi gen đã được cho phép ở một số khu vực của Trung Quốc.

Trung Quốc tập trung vào phát triển hệ thống tưới tiêu.

Ngoài ra, quốc gia châu Á này còn đầu tư phát triển các kỹ thuật tưới tiêu cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng nước. Chi tiêu công cho cơ sở hạ tầng nước của Trung Quốc đạt mức 1.000 tỷ NDT (129 tỷ USD) vào năm 2022. Mục tiêu chính của quốc gia này là cải thiện các “mao dẫn” của hệ thống tưới tiêu, xây dựng một mạng lưới đường ống và bể chứa dày đặc hơn.

Những nỗ lực của chính quyền Bắc Kinh trong cuộc chiến với El Nino là đáng ghi nhận nhưng chưa thể mang lại hiệu quả ngay tức thì. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ còn phải chịu nhiều “thương tổn” gây ra bởi biến đổi khí hậu trong thời gian tới.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Đại gia' Trung Quốc tham vọng mua đứt Nhà máy Dệt may Thời Đại ở Quảng Trị

'Đại gia' Trung Quốc tham vọng mua đứt Nhà máy Dệt may Thời Đại ở Quảng Trị

(VNF) - Công ty TNHH Đồ dùng thể thao Tân Sinh Việt Nam đang đề xuất mua lại 100% cổ phần vốn góp của Công ty TNHH Dệt may Thời Đại tại Cụm công nghiệp Đông Ái Tử - Quảng Trị.

Sau thời bùng nổ, loạt dự án nghìn tỷ ở Vân Đồn 'mỏi mắt' tìm chủ đầu tư

Sau thời bùng nổ, loạt dự án nghìn tỷ ở Vân Đồn 'mỏi mắt' tìm chủ đầu tư

(VNF) - Tại Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, nhiều dự án nghỉ dưỡng có vốn đầu tư lên đến nghìn tỷ đồng vẫn chưa tìm được chủ đầu tư.

HNA cầm cố tài sản, huy động gần 700 tỷ ‘thâu tóm’ Thủy điện Nậm Nơn

HNA cầm cố tài sản, huy động gần 700 tỷ ‘thâu tóm’ Thủy điện Nậm Nơn

(VNF) - Công ty Cổ phần Thuỷ điện Hủa Na (HOSE: HNA) – DN đang sở hữu Nhà máy thuỷ điện Hủa Na đang lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua việc dùng tài sản của công ty thế chấp ngân hàng, mở rộng quy mô phát triển...

BĐS tồn kho gần 11,5 tỷ USD, không 'chết' nhưng chưa hết bế tắc

BĐS tồn kho gần 11,5 tỷ USD, không 'chết' nhưng chưa hết bế tắc

(VNF) - Tổng giá trị tồn kho bất động sản ước tính đến cuối tháng 3/2024 khoảng hơn 286.000 tỷ đồng (tương đương hơn 11,4 tỷ USD). Chuyên gia cho rằng giá trị tồn kho thực chất phản ánh vướng mắc về pháp lý của các dự án và khó khăn về dòng tiền triển khai dự án của các chủ đầu tư.

Ô tô Trung Quốc tham vọng chiếm 1/3 thị phần ô tô toàn cầu

Ô tô Trung Quốc tham vọng chiếm 1/3 thị phần ô tô toàn cầu

(VNF) - Các công ty sản xuất ô tô Trung Quốc đang lên kế hoạch mở rộng ra thị trường quốc tế nhằm đạt 33% thị phần ô tô toàn cầu vào năm 2030.

Bình Định: Đầu tư nhà máy chế biến gỗ, nội thất 823 tỷ đồng

Bình Định: Đầu tư nhà máy chế biến gỗ, nội thất 823 tỷ đồng

(VNF) - UBND tỉnh Bình Định vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án Nhà máy sản xuất viên nén sinh học và chế biến vật liệu gỗ nội thất.

BĐS Lâm Đồng nóng trở lại: Bỏ hơn 5.800 nghìn tỷ mua đất nền

BĐS Lâm Đồng nóng trở lại: Bỏ hơn 5.800 nghìn tỷ mua đất nền

(VNF) - Tình hình giao dịch bất động sản quý II/2024 tại tỉnh Lâm Đồng tăng mạnh so với quý trước, tăng mạnh nhất là phân khúc đất nền.

HDI Global SE rót thêm gần 400 tỷ, gia tăng chi phối PVI

HDI Global SE rót thêm gần 400 tỷ, gia tăng chi phối PVI

(VNF) - HDI Global SE dự kiến mua vào 7 triệu cổ phiếu PVI, trong khi đó nhóm IFC sẽ bán ra 9 triệu cổ phiếu PVI.

Qua 6 tháng năm 2024, FDI vào Việt Nam vượt 15 tỷ USD

Qua 6 tháng năm 2024, FDI vào Việt Nam vượt 15 tỷ USD

(VNF) - Trong tháng 6, lượng vốn FDI điều chỉnh tăng vượt trội với gần 1,9 tỷ USD, góp phần làm tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Bốn phương pháp xác định giá đất mới được Chính phủ ban hành

Bốn phương pháp xác định giá đất mới được Chính phủ ban hành

(VNF) - Có hiệu lực cùng ngày với Luật Đất đai, Nghị định mới về giá đất đã xác định giá đất theo 4 phương pháp gồm: so sánh, thu nhập, thặng dư và hệ số điều chỉnh giá đất.