Trung Quốc muốn thành ‘đại siêu thị’ thế giới, Âu - Mỹ chặn những mối nguy

Đăng Phạm - 09/01/2024 23:38 (GMT+7)

(VNF) - Theo Bloomberg, ước tính khoảng 45% sản lượng sản xuất của Trung Quốc đang được xuất khẩu do nguồn cung ngày càng tăng như xe điện, tàu thủy và đồ gia dụng.... đã vượt quá nhu cầu tiêu dùng của 1,4 tỷ dân nước này.

Tham vọng thành "Amazon của các quốc gia"

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang đổ tiền vào sản xuất khi hoạt động liên quan đến bất động sản, vốn từng thúc đẩy khoảng 1/5 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, đã trở thành lực cản cho tăng trưởng vào năm 2022.

Cảng nước sâu Dương Sơn ở Thượng Hải.

Trọng tâm của kế hoạch này là cái mà họ gọi là “ba động lực tăng trưởng mới” của xe điện (EV), pin và năng lượng tái tạo, hỗ trợ thúc đẩy quá trình khử cacbon của thế giới và thúc đẩy nhu cầu đối với các mặt hàng như đồng và lithium.

Cho đến nay, chiến lược này đang giúp Trung Quốc tránh được cuộc suy thoái xảy ra với Nhật Bản vào những năm 1990 và Mỹ năm 2008 khi thị trường nhà ở của các nước này suy thoái.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiện đang tăng trưởng khoảng 5% mỗi năm. Tuy nhiên, theo Bloomberg, nó cũng đang thúc đẩy sự mất cân bằng, tạo tiền đề cho những căng thẳng thương mại toàn cầu mới giữa Trung Quốc và các nước phát triển, cũng như các nền kinh tế mới nổi đang cố gắng đạt đến các bậc thấp hơn của thang công nghiệp hóa.

Ông Damien Ma thuộc tổ chức nghiên cứu Macropolo của Mỹ, người đã gặp các nhà hoạch định chính sách cấp cao ở Bắc Kinh vào năm ngoái, cho biết: “Trung Quốc muốn trở thành Amazon của các quốc gia. Amazon là đại siêu thị bán mọi thứ và Trung Quốc muốn trở thành quốc gia ‘làm ra mọi thứ’ để tạo ra một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh".

Hiện thặng dư hàng hóa sản xuất của Trung Quốc so với tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu ở mức khoảng 2%. Các chuyên gia ước tính rằng khoảng 45% sản lượng sản xuất của Trung Quốc đang được xuất khẩu do nguồn cung ngày càng tăng như xe điện, tàu thủy và đồ gia dụng.... đã vượt quá nhu cầu tiêu dùng của 1,4 tỷ dân nước này.

Trọng tâm mới của Trung Quốc vào "nâng cấp công nghiệp" có nghĩa là đẩy mạnh vào các lĩnh vực hiện do các quốc gia giàu có nhất thống trị. Điều đó dẫn đến giảm nhập khẩu từ các quốc gia như Đức, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Trung Quốc tập trung vào mọi ngành sản xuất, từ việc tăng các khoản vay ngân hàng cho lĩnh vực công nghiệp đến bùng nổ đầu tư vào các khu công nghiệp và tăng xuất khẩu mọi thứ từ ô tô, máy xúc đến máy giặt. 

Việc Mỹ hạn chế sản xuất chip cao cấp cũng đã thúc đẩy Trung Quốc tăng gấp đôi nỗ lực nhằm đạt được khả năng tự cung cấp công nghệ tiên tiến như một ưu tiên an ninh quốc gia cấp bách.

Thành công rõ ràng nhất của Trung Quốc là ba sản phẩm mới. Theo thống kê chính thức, giá trị xuất khẩu ô tô điện, pin và tấm pin mặt trời tăng 42% so với cùng kỳ trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2023.

Những lực cản

Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) gần đây đã tăng cường cảnh báo về tình trạng dư thừa công suất của Trung Quốc.

Châu Âu đã khởi xướng một loạt cuộc điều tra thương mại, điều này khiến Trung Quốc vào tuần trước tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với các sản phẩm rượu của EU như rượu mạnh, một động thái mà các nhà phân tích coi là nhằm vào Pháp, nước ủng hộ chính cho hành động của khối này đối với trợ cấp xe điện của Trung Quốc.

Trọng tâm mới của Trung Quốc vào "nâng cấp công nghiệp" có nghĩa là đẩy mạnh vào các lĩnh vực hiện do các quốc gia giàu có nhất thống trị. 

Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã thắt chặt các biện pháp nhằm ngăn chặn công nghệ tiên tiến của Trung Quốc, và cuộc bầu cử sắp tới có thể có sự góp mặt của cựu Tổng thống Donald Trump có thể khiến các chính sách bảo hộ còn gia tăng hơn nữa.

Các quốc gia khác đang tìm cách thu hút các ngành công nghiệp phức tạp hơn, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ, đang gia tăng chủ nghĩa bảo hộ nhắm vào Trung Quốc.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hồi tháng 11 đã cảnh báo rằng tình trạng dư cung “có thể phát sinh trong tương lai ở các ngành mà Trung Quốc đang đầu tư rất nhiều”.

Các khoản trợ cấp có chọn lọc trong Đạo luật giảm lạm phát của ông Biden nhằm mục đích loại bỏ công nghệ xanh do Trung Quốc sản xuất ra khỏi thị trường Mỹ trong khi việc tăng cường đều đặn các hạn chế đối với việc bán chip công nghệ cao nhằm làm chậm sự đi lên của Trung Quốc.

Ủy ban châu Âu cũng đã trực tiếp tiến hành một cuộc điều tra về xe điện của Trung Quốc. Vào tháng 11, giám đốc ủy ban Ursula von der Leyen nói rằng “sự dư thừa năng lực trong các ngành công nghiệp được bảo hộ của Trung Quốc đang tràn ngập thị trường toàn cầu và có thể làm suy yếu cơ sở công nghiệp của chúng ta”.

Các quan chức cho biết Bắc Kinh đã cố gắng xoa dịu căng thẳng với Washington và những nước khác bằng cách chỉ ra rằng các công ty nước ngoài đều được chào đón. Ví dụ,  hãng xe điện Tesla đã được hoan nghênh sản xuất tại Trung Quốc để bán trong nước và xuất khẩu.

Tuy nhiên, các công ty khác phàn nàn rằng thị trường Trung Quốc đang trở nên ít cởi mở hơn đối với hàng hóa do các công ty nước ngoài sản xuất, ngay cả khi việc sản xuất được thực hiện tại địa phương. Họ cho biết, một số lĩnh vực vẫn bị cấm đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Ở một góc độ khác, theo các nhà kinh tế của Goldman Sachs Group, sự tăng trưởng nhanh chóng của ba ngành công nghiệp mới sẽ không thể bù đắp được sự sụt giảm của bất động sản và sản lượng ô tô chạy bằng khí đốt của Trung Quốc.

Những nhà kinh tế này cho rằng điều đó sẽ dẫn đến việc cắt giảm tăng trưởng kinh tế 0,5 điểm phần trăm mỗi năm từ năm 2023-2027 và ảnh hưởng đến việc làm ở thành thị.

Xem thêm >> Doanh số iPhone giảm 30%, ‘cơn đau đầu’ của Apple ở Trung Quốc thêm tồi tệ

Theo Bloomberg
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay các doanh nghiệp kinh doanh vàng

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng; tiếp tục tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay ở mức hợp lý.

Giá vàng 'nhảy vọt', vượt trên 85 triệu/lượng trước phiên đấu thầu lần thứ 4

Giá vàng 'nhảy vọt', vượt trên 85 triệu/lượng trước phiên đấu thầu lần thứ 4

(VNF) - Giá vàng SJC tiếp tục vượt mốc 85 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động trước phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 4 của Ngân hàng Nhà nước.

Lãi suất thấp, bất động sản rủi ro... chuyển hướng mua chứng chỉ quỹ

Lãi suất thấp, bất động sản rủi ro... chuyển hướng mua chứng chỉ quỹ

(VNF) - Trong bối cảnh lãi suất gửi tiết kiệm liên tục “dò đáy”, thị trường bất động sản chưa có nhiều khởi sắc, nhiều nhà đầu tư trong nước đang dần chuyển hướng sang các sản phẩm tài chính sinh lời khác, trong đó phải kể đến chứng chỉ quỹ mở.

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

(VNF) - Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom đã báo cáo khoản lỗ ròng hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999 do xuất khẩu khí đốt sang châu Âu giảm mạnh và giá nhiên liệu thấp.

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Kết thúc quý đầu năm 2024, CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG) - nhà sản xuất show “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” - ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với hơn 73 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 21% và hơn 17 tỷ đồng lãi ròng, gấp 4.2 lần cùng kỳ.

TP. HCM thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

TP. HCM thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Sau 10 năm trễ hẹn, dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng ở quận 3 đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) bị TP. HCM thu hồi để chuyển sang đầu tư công.

CEO Microsoft ‘dạo' một vòng Đông Nam Á: Đi tới đâu rót tỷ USD tới đó

CEO Microsoft ‘dạo' một vòng Đông Nam Á: Đi tới đâu rót tỷ USD tới đó

(VNF) - Chỉ trong chuyến đi 3 ngày ngắn ngủi, CEO Satya Nadella của “ông lớn” công nghệ Mỹ Microsoft đã công bố loạt khoản đầu tư hàng tỷ USD vào 3 nước Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Ninh Bình: Tuyến đường 1.700 tỷ, hoàn thành 6 năm chưa chịu bàn giao

Ninh Bình: Tuyến đường 1.700 tỷ, hoàn thành 6 năm chưa chịu bàn giao

Dự án mở rộng quốc lộ 1 tránh TP Ninh Bình hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2018. Sau 6 năm, tỉnh Ninh Bình vẫn chưa bàn giao công trình mặc dù Bộ GTVT liên tục thúc giục.

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

(VNF) - Theo những con số công bố mới đây từ Bảo hiểm Nhân Thọ AIA Việt Nam cho thấy, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2023 chỉ đạt 15.709 tỷ đồng, giảm khoảng 15% so với năm 2022. Cùng với đó, Quỹ liên kết đơn vị ghi nhận giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%.

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau 7 phần của "Lật mặt", Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng. Trước anh, Trấn Thành là người đầu tiên chinh phục cột mốc này.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.