Trung Quốc thắt chặt luật bí mật nhà nước: Cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài lo ngại

Minh Ý - 28/10/2023 10:47 (GMT+7)

(VNF) - Theo hãng truyền thông nhà nước CCTV, dự thảo Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước sửa đổi với hàng chục điều khoản mới đang được các nhà lập pháp Trung Quốc xem xét thông qua. Những điều khoản mới được hé lộ trong bản sửa đổi đã làm dấy lên lo ngại cho cộng đồng kinh doanh nước ngoài tại đây.

VNF
Trung Quốc đang xem xét thay đổi Luật Bí mật Nhà nước lần đầu sau hơn 1 thập kỷ.

Dự thảo sửa đổi luật

Đầu tuần này, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin dự thảo đầu tiên của luật sửa đổi về bảo vệ bí mật nhà nước đã được các nhà lập pháp xem xét tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân (NPC), cơ quan lập pháp hàng đầu của đất nước.

Luật Bảo vệ Bí mật nhà nước hiện hành của Trung Quốc, liên quan đến việc xác định, quản lý và bảo vệ bí mật nhà nước, được ban hành vào tháng 5/1989 và trải qua một lần sửa đổi lớn vào năm 2010.

Thông tin chi tiết về dự thảo vẫn chưa được công bố, nhưng theo báo cáo mới đây của hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã, luật sửa đổi sẽ bổ sung các điều khoản mới để tái khẳng định quyền kiểm soát của đảng đối với tất cả các vấn đề liên quan đến an ninh thông tin và lần đầu tiên quy định về sự hỗ trợ của chính phủ cho việc nghiên cứu và sử dụng các công nghệ bảo mật thông tin quan trọng.

Dự thảo Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước sửa đổi hiện tại bao gồm hàng chục điểm mới, trong đó có việc đánh dấu các tài liệu điện tử liên quan đến bí mật nhà nước và yêu cầu các cơ quan chính phủ tiến hành kiểm toán hàng năm đối với bí mật nhà nước mà họ chịu trách nhiệm, theo Tân Hoa Xã.

Dự thảo mới cũng nêu rõ bí mật nhà nước sẽ tự động được giải mật khi hết thời gian phân loại.

Theo Tân Hoa Xã, các quy định mới thiết lập các tiêu chuẩn cho hệ thống thông tin mật và yêu cầu các hệ thống này không chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn.

Ngoài ra, tất cả các viên chức nhà nước có quyền truy cập vào thông tin mật sẽ bị cấm đi ra nước ngoài mà không có sự chấp thuận trước - và thậm chí trong một thời gian sau khi họ nghỉ việc hoặc nghỉ hưu.

Bản sửa đổi - lần đầu tiên trong một thập kỷ - mở rộng chiều sâu và tầm bao phủ của luật, từ giáo dục, công nghệ và sử dụng internet đến các cơ sở quân sự. 

Những thay đổi sâu rộng này diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang vướng vào cuộc chiến công nghệ với Mỹ và các đồng minh, trong đó phía Washington đã đưa ra 2 lệnh hạn chế xuất khẩu chip cho Trung Quốc do lo ngại về "an ninh quốc gia".

Luật sửa đổi dự kiến ​​sẽ được Quốc hội thông qua sau lần đọc thứ hai trong thời gian tới.

Cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài lo ngại

Dự thảo sửa đổi Luật Bí mật Nhà nước đã làm dấy lên mối lo ngại trong cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài và các nhà đầu tư, những người lo ngại nó có thể làm tăng rủi ro khi kinh doanh tại Trung Quốc. Nhiều người đã bày tỏ lo ngại trước những điều khoản về bảo mật an ninh dữ liệu và kêu gọi phía Bắc Kinh làm rõ các điều khoản về những gì được coi là bí mật nhà nước.

Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc cho biết hôm 26/10: “Sự rõ ràng về các điều khoản liên quan là điều cần thiết để các doanh nghiệp biết 'ranh giới đỏ' của Trung Quốc ở đâu, điều này cần được cân nhắc khi sửa đổi luật liên quan đến an ninh quốc gia”.

Ông He Zhiwei, một luật sư hình sự ở Bắc Kinh, cũng cho biết không có đủ thông tin về cách xác định bí mật nhà nước. Ông nói: “Nó có thể dẫn đến tình huống một doanh nghiệp vô tình vi phạm bí mật nhà nước mà không ý thức được mình đã vi phạm".

Phó giáo sư, tiến sĩ về luật toàn cầu tại Đại học Queen Mary ở London - ông Matthieu Burnay, cho biết việc sửa đổi sẽ làm tăng nguy cơ các công ty nước ngoài phải đối mặt với các nghĩa vụ pháp lý ở Trung Quốc và quyền tài phán của họ.

Ông Burnay nói: “Đó là một lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng mọi người, dù là cá nhân hay tập thể, đều có trách nhiệm duy trì an ninh quốc gia ở Trung Quốc. Trong quá trình đó, lợi ích quốc gia và an ninh quốc gia rõ ràng sẽ được ưu tiên hơn các quyền cá nhân và lợi ích doanh nghiệp”.

Trước những nghi ngại từ các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài, Bộ An ninh Nhà nước đã có động thái phủ nhận các suy diễn sai lệch, cho biết luật có quy định rõ ràng về quy trình điều tra các vụ án an ninh nhà nước.

Xem thêm >> Cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đột ngột qua đời

Theo CCTV, Xinhua, SCMP
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.