Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo số liệu của WIPO, các công ty và tổ chức Trung Quốc đã nộp 29.853 bằng sáng chế liên quan đến AI vào năm 2022, cao hơn so với con số 29.000 trong năm 2021.
Trong khi đó, số bằng sáng chế của Mỹ trong cùng giai đoạn là 16.805, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt đứng thứ 3 và thứ 4 với 8.870 và 7.899 số bằng sáng chế AI. Theo dữ liệu, Trung Quốc đã chiếm hơn 40% ứng dụng AI toàn cầu trong năm qua.
Ông Francis Gurry, Tổng giám đốc WIPO, cho biết: "Sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc trong việc xin cấp bằng sáng chế cho thấy sự chuyển dịch sang phương Đông trong lĩnh vực đổi mới. Hơn một nửa số người nộp đơn xin cấp bằng sáng chế đến từ châu Á".
Quốc gia châu Á này đã vượt qua Mỹ về số lượng hồ sơ AI kể từ năm 2017, khi các công ty Trung Quốc triển khai thuật toán trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, từ mua sắm trực tuyến đến gọi xe.
Các biện pháp này được thực hiện trong bối cảnh Washington tung ra loạt rào cản nhằm hạn chế khả năng tiếp cận các công nghệ tiên tiến của Trung Quốc.
Với số lượng bằng sáng chế được cấp tăng nhanh những năm gần đây, Trung Quốc dẫn đầu ở 29/36 lĩnh vực, bao gồm công nghệ máy tính, máy móc điện tử và truyền thông số...
Các chuyên gia công nghệ nhận định ngành công nghệ AI của Trung Quốc đang phát triển với tốc độ chưa từng có bất chấp loạt thách thức.
Theo Global Times, Trung Quốc đã phê duyệt 11 ứng dụng lớn về AI, bao gồm công cụ trò chuyện sử dụng AI (chatbot AI) ERNIE Bot của công ty công nghệ đa quốc gia Baidu. ERNIE Bot là một mô hình ngôn ngữ lớn (Large language models-LLM) sử dụng công nghệ AI. Ứng dụng này đã được phát triển để có thể thực hiện các nhiệm vụ như hiểu ngôn ngữ, tạo ngôn ngữ và tạo văn bản thành hình ảnh.
Baidu ra mắt ERNIE Bot để cạnh tranh với ChatGPT của đối thủ Mỹ OpenAI. Bên cạnh đó, công ty còn chuẩn bị tung ra một bộ ứng dụng gốc AI mới cho phép người dùng trải nghiệm đầy đủ 4 khả năng cốt lõi của AI tạo sinh: Hiểu, thu thập thông tin, lý luận và ghi nhớ.
Alibaba mới đây cũng công bố Tongyi Qianwen, được ví như "ChatGPT phiên bản Trung Quốc". Trong khi đó, công ty AI hàng đầu của Trung Quốc là iFlytek cũng cho biết đang có kế hoạch nâng cấp ứng dụng của mình vào tháng 10, dự kiến sẽ vượt trội hơn ChatGPT khi dùng tiếng Trung Quốc và tương đương với ChatGPT về khả năng dùng tiếng Anh.
Một công ty công nghệ khác là SenseTime, được SoftBank hậu thuẫn, cũng công bố mô hình ngôn ngữ lớn SenseNova và tích hợp vào chatbot có tên SenseChat.
Trên thực tế, các công ty Trung Quốc đã đầu tư vào AI và điện toán lượng tử trong nhiều năm, sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi nước này đẩy nhanh nghiên cứu khoa học công nghệ. Bắc Kinh đang tăng cường khả năng tự lực trong các lĩnh vực quan trọng, bao gồm sản xuất chip, thám hiểm không gian và khoa học quân sự.
Một ông lớn công nghệ khác của Trung Quốc là Huawei Technologies cũng đã lập được thành tích về sự đổi mới hàng đầu trong lĩnh vực mạng, siêu máy tính và nhận dạng hình ảnh.
Bất chấp lệnh trừng phạt nghiêm ngặt của Mỹ, Huawei đã gây sốc cho toàn ngành vào đầu năm nay khi âm thầm ra mắt Mate 60 Pro, smartphone 5G đầu tiên của hãng sau khi bị Mỹ cấm vận.
Model này được trang bị một con chip tiên tiến, được tạo ra bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm ngăn chặn gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc tiếp cận công nghệ mới.
Điều này đã gây tranh luận giữa các nhà quan sát thị trường và nhà hoạch định chính sách Mỹ. Trong một báo cáo nghiên cứu hôm 20/9, các nhà phân tích nhận định rằng việc phát hành Mate 60 Pro đã tạo ra áp lực chính trị để Mỹ leo thang các lệnh trừng phạt đối với Huawei.
Xem thêm >> Chủ tịch Evergrande Hứa Gia Ấn: Từng giàu thứ 2 châu Á, hiện tài sản chưa đầy 1 tỷ USD
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.