'Bổn cũ soạn lại': Trung Quốc cản trở thương vụ 69 tỷ USD của ông trùm chip Mỹ

Đăng Phạm - 21/10/2023 14:24 (GMT+7)

(VNF) - Các cơ quan quản lý chống độc quyền của Bắc Kinh đã mất quá nhiều thời gian để đánh giá thương vụ mua lại trị giá 5,4 tỷ USD của tập đoàn Intel khiến nhà sản xuất chip Mỹ này đã phải từ bỏ. Giờ đây, Bắc Kinh dường như tiếp tục sử dụng chiến lược này để cản trở một thương vụ của một công ty bán dẫn khác của Mỹ với giá trị lên tới 69 tỷ USD.

VNF
Broadcom chủ yếu sản xuất chip nhưng đang dần đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình.

Mòn mỏi chờ Trung Quốc thông qua

Các cơ quan quản lý Trung Quốc dường như đang cân nhắc xem có nên trì hoãn việc phê duyệt thương vụ trị giá 69 tỷ USD của nhà sản xuất chip Broadcom của Mỹ với công ty điện toán đám mây VMWare hay không, hãng tin Financial Times trích dẫn ba nguồn thạo tin cho hay.

Động thái này có thể là đòn trả đũa đối với thông báo của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden về việc mở rộng kiểm soát việc xuất khẩu chất bán dẫn từ Mỹ sang Trung Quốc.

Washington đầu tuần qua đã cập nhật các biện pháp kiểm soát xuất khẩu để lấp lỗ hổng được Nvidia và Intel sử dụng để tiếp tục bán chip AI cho thị trường Trung Quốc. Ngay cả một số chip không tập trung vào AI, như bộ xử lý hàng đầu của Nvidia dành cho trò chơi điện tử, hiện cũng bị chặn bán theo các quy định mở rộng.

Theo các nhà quan sát, Bắc Kinh được cho là khó có thể chính thức ngăn chặn thỏa thuận giữa Broadcom và VMWare. Thay vào đó, các cơ quan quản lý của nước này có thể kéo dài quá trình phê duyệt vô thời hạn cho đến khi cả hai bên đều cảm thấy “nản chí” và từ bỏ.

Trước đó, thương vụ trị giá 69 tỷ USD nêu trên đã làm dấy lên quan ngại về khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực này, dẫn đến các cuộc điều tra bởi những cơ quan chống độc quyền tại Liên minh châu Âu (EU) và Anh. EC từng cho biết quá trình điều tra sâu rộng phát hiện thấy thương vụ có thể “ảnh hưởng tới tính cạnh tranh trên thị trường toàn cầu về việc cung cấp” card mạng cáp quang (FC HBA).

Để khắc phục vấn đề, Broadcom đưa ra cam kết về việc hợp tác với công ty Marvell Technology hay bất cứ đối thủ tiềm tàng nào khác. Ngoài ra, công ty của Mỹ cũng đảm bảo mã nguồn mở cho tất cả driver của FC HBA hiện nay và tương lai.

Broadcom từ chối xác nhận với Financial Times liệu thương vụ này có cần sự chấp thuận của Trung Quốc hay không. Tuy nhiên, các công ty đa quốc gia lớn, ngay cả khi họ không phải công ty Trung Quốc, vẫn phải nộp các thỏa thuận lên Cơ quan quản lý thị trường nhà nước (SAMR) của Trung Quốc để phê duyệt vấn đề chống độc quyền nếu các bên tạo ra doanh thu hơn 55 triệu USD tại nước này.

Trước đó, Broadcom báo cáo 33 tỷ USD doanh thu trong năm tài chính vừa qua, khoảng 35% trong số đó đến từ việc bán hàng sang Trung Quốc và Hồng Kông.

VMWare thì tạo ra 12,9 tỷ USD trong năm tài chính vừa qua. Công ty điện toán đám mây này chỉ nhận được hơn một nửa doanh thu từ các thị trường ngoài Mỹ.

Broadcom chủ yếu sản xuất chip nhưng đang dần đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình. Thỏa thuận với VMWare, nếu được tiến hành, sẽ mang lại cho công ty một chỗ đứng vững chắc trên thị trường điện toán đám mây.

Không phải lần đầu tiên

Căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc trong các vấn đề bao gồm thương mại và sở hữu trí tuệ đã tác động không nhỏ tới thỏa thuận giữa các công ty, đặc biệt là với các công ty công nghệ.

Tập đoàn Intel của Mỹ hồi tháng 8 vừa qua đã hủy thỏa thuận trị giá 5,4 tỷ USD nhằm mua lại hãng sản xuất chip Tower Semiconductor của Israel sau khi hợp đồng mua bán hết hạn vào ngày 15/8 mà phía Trung Quốc chưa chấp thuận.

Thỏa thuận đã được thống nhất từ tháng 2/2022 nhưng đến tháng 8 các cơ quan quản lý của Trung Quốc vẫn chưa phê duyệt thương vụ này, khiến hợp đồng "đổ bể" khi hết thời hạn.

Theo các nguồn thạo tin, Intel không muốn tiếp tục đàm phán để gia hạn thời gian xin phê duyệt hợp đồng và sẽ trả 353 triệu USD để đền bù cho thỏa thuận.

Năm ngoái, DuPont De Nemours Inc của Mỹ đã phải hủy thỏa thuận trị giá 5,2 tỷ USD mua lại nhà sản xuất vật liệu điện tử Rogers Corp. Công ty này cũng không xin được phê duyệt từ các cơ quan quản lý Trung Quốc.

Xem thêm >> 'Ông trùm' năng lượng Nga: Trung Quốc sớm thay thế hoàn toàn thị trường EU đã mất

Theo Financial Times
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Chứng khoán bị bán tháo: Có nên hoảng loạn?

Chứng khoán bị bán tháo: Có nên hoảng loạn?

(VNF) - Đối với các nhà đầu tư hưng phấn mua vào sau khi VN-Index vượt mốc 1.300 điểm, những diễn biến sau đó thực sự là “màn tra tấn”.

SCB đóng cửa một loạt phòng giao dịch, thanh lý hàng chục ô tô

SCB đóng cửa một loạt phòng giao dịch, thanh lý hàng chục ô tô

(VNF) - Chỉ trong 2 tuần qua, SCB đã đóng cửa tổng cộng 14 phòng giao dịch tại 6 tỉnh, thành phố. Nhà băng này cũng thông báo thanh lý hàng chục xe ô tô chuyên dụng.

Flamingo Golden Hill mở bán, hàng trăm khách hàng tới tham dự

Flamingo Golden Hill mở bán, hàng trăm khách hàng tới tham dự

(VNF) - Ngày 23/6 vừa qua, chủ đầu tư Flamingo tổ chức lễ mở bán chính thức thứ 2 của Flamingo Golden Hill tại Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam với sự tham gia của hàng trăm khách hàng và các nhà đầu tư tới từ Hà Nam, Hà Nội và các tỉnh lân cận.

BCG Energy sẽ lên sàn UPCoM với mã cổ phiếu BGE

BCG Energy sẽ lên sàn UPCoM với mã cổ phiếu BGE

(VNF) - Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán (VSDC) vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán và cấp mã chứng khoán cho Công ty Cổ phần BCG Energy với tên mã là BGE.

MobiFone triển khai nhiều ưu đãi hấp dẫn hòa nhịp EURO 2024

MobiFone triển khai nhiều ưu đãi hấp dẫn hòa nhịp EURO 2024

(VNF) - EURO 2024 quay trở lại khiến cư dân mạng thổn thức theo từng nhịp bóng lăn. Đồng hành cùng các fan cứng bóng đá lúc này, MobiFone “chơi lớn” tung ra nhiều gói cước ưu đãi.

SHB triển khai gói giải pháp hấp dẫn cho doanh nghiệp FDI

SHB triển khai gói giải pháp hấp dẫn cho doanh nghiệp FDI

(VNF) - SHB miễn/giảm nhiều loại phí dịch vụ tài chính và cung cấp nhiều đặc quyền cho các khách hàng doanh nghiệp FDI.

TPBank hoàn tất áp dụng xác thực khuôn mặt bảo vệ tài khoản khi giao dịch trước 10 ngày

TPBank hoàn tất áp dụng xác thực khuôn mặt bảo vệ tài khoản khi giao dịch trước 10 ngày

(VNF) - Nhờ công nghệ đi trước, quy trình nhanh chóng được chuẩn hóa cùng hệ thống thu thập khuôn mặt của khách hàng tại mọi kênh giao dịch, TPBank áp dụng 100% Quyết định 2345 (QĐ 2345) cho tất cả khách hàng từ ngày 20/6, trước ngày quyết định có hiệu lực tới hơn 10 ngày.

Nhân rộng thanh toán số, hướng tới quốc gia không tiền mặt

Nhân rộng thanh toán số, hướng tới quốc gia không tiền mặt

(VNF) - Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để hướng tới trở thành một quốc gia không tiền mặt. Đặc biệt ở các khu vực nông thôn, người dân vẫn phụ thuộc vào tiền mặt trong giao dịch hàng ngày và mua sắm giá trị thấp. Một số cá nhân vẫn chưa có tài khoản ngân hàng cũng như thiếu kiến thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Tỷ suất sinh lời cao trong nhóm VN30, Masan Consumer tiếp tục chia cổ tức

Tỷ suất sinh lời cao trong nhóm VN30, Masan Consumer tiếp tục chia cổ tức

(VNF) - Mới đây Masan Consumer công bố thông tin sẽ thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 55% trong tháng 7 sắp tới và xin ý kiến cổ đông để tạm ứng cổ tức năm 2024. Điều này hé lộ rằng doanh nghiệp sẽ tiếp tục chia cổ tức trong năm nay sau quyết định chia cổ tức tỷ lệ 100% trước đó.

Trung Quốc muốn EU dỡ bỏ thuế quan với xe điện trước ngày 4/7

Trung Quốc muốn EU dỡ bỏ thuế quan với xe điện trước ngày 4/7

(VNF) - Trung Quốc muốn Liên minh châu Âu (EU) bãi bỏ thuế quan sơ bộ đối với xe điện của Trung Quốc trước ngày 4/7 sau khi cả hai bên đạt được thỏa thuận tổ chức các cuộc đàm phán thương mại mới, theo Global Times.

 'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

'Khảo sát' địa điểm xây Khu công nghiệp VSIP Hà Tĩnh 1.555 tỷ đồng

(VNF) - Dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Bắc Thạch Hà (Hà Tĩnh) là dự án đầu tiên do Công ty cổ phần Phát triển đô thị và KCN Việt Nam Singapore (VSIP) đầu tư tại Hà Tĩnh sẽ được khởi công vào ngày 25/6/2023.