Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Nguồn cung cho Trung Quốc sánh ngang với đỉnh cao của Tây Âu
Trong tuyên bố đưa ra mới đây, ông Aleksey Miller, Giám đốc điều hành Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom, cho biết nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống của Nga sang Trung Quốc sẽ sớm đạt được khối lượng bán cho Liên minh châu Âu (EU) trước khi khối này áp đặt lệnh trừng phạt đối với việc nhập khẩu năng lượng từ Moscow.
Ông Miller nhấn mạnh rằng chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc mới có thể thay thế khối lượng bị người mua EU từ chối do các lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine.
Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, vào tháng 1/2023, Nga đã trở thành nhà cung cấp khí đốt tự nhiên số một cho Trung Quốc.
Phó thủ tướng Nga Aleksandr Novak cho biết nguồn cung khí đốt từ Nga sang Trung Quốc qua đường ống Power of Siberia (Sức mạnh Siberia) đã tăng 50% trong năm nay lên 15,5 tỷ m3. Ông nói thêm rằng vào năm 2023, doanh số bán khí đốt qua đường ống sang Trung Quốc dự kiến sẽ tăng 43% lên 22 tỷ m3.
Vào tháng 6 vừa qua, ông Novak đã công bố kế hoạch tăng xuất khẩu khí đốt của Nga sang thị trường châu Á lên 170 tỷ m3 trong thời gian 7 năm, sau khi các dự án cơ sở hạ tầng lớn được triển khai. Nga dự kiến sẽ xây dựng đường ống Sức mạnh Siberia 2 tới Trung Quốc qua lãnh thổ Mông Cổ và tăng nguồn cung cấp thông qua đường ống Sức mạnh Siberia hiện có.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), EU đã mua 155 tỷ m3 khí đốt của Nga vào năm 2021, chiếm 45% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của khối và khoảng 40% lượng tiêu thụ khí đốt.
Theo dữ liệu từ Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu (ECFR), vào năm 2022, nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống của Nga sang EU đã giảm gần một nửa xuống còn khoảng 80 tỷ m3.
Năng lượng là lĩnh vực then chốt
Phát biểu tại Diễn đàn kinh doanh năng lượng Nga-Trung lần thứ 5, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết: "Mối quan hệ đối tác toàn diện và tương tác chiến lược giữa Nga và Trung Quốc đã đạt đến mức cao chưa từng có và tiếp tục phát triển năng động. Một trong những thành phần chính của quan hệ này là hợp tác năng lượng, ngày càng trở nên tích cực và đa diện".
Ông Putin lưu ý rằng các dự án song phương lớn trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình đang được triển khai nhất quán.
"Khối lượng cung cấp tài nguyên năng lượng của Nga cho người tiêu dùng Trung Quốc đang tăng lên. Các đổi mới công nghệ đang được cùng nhau phát triển nhằm nâng cao hiệu quả quá trình khai thác, xử lý và vận chuyển nguyên liệu thô, cũng như đảm bảo an toàn môi trường", Tổng thống Nga nói thêm.
Không chỉ khí đốt, Thư ký Ủy ban Tổng thống về Phát triển Tổ hợp Nhiên liệu và Năng lượng, Giám đốc điều hành tập đoàn Rosneft, ông Igor Sechin ngày 19/10 cho biết trong giai đoạn từ tháng 1-8/2023, Nga đã vượt qua Saudi Arabia trở thành nhà cung cấp dầu số 1 cho Trung Quốc.
Theo ông Sechin, Nga đã cung cấp hơn 75 triệu tấn dầu cho Trung Quốc trong năm nay, tăng 25% so với năm trước.
Ngoài ra, ông Sechin cho biết thêm, hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân ngày càng mở rộng, trong đó nổi bật là Nhà máy điện hạt nhân Tianwan (ở thành phố Liên Vận Cảng) là một trong những dự án hợp tác kinh tế lớn nhất giữa hai nước.
“Hiện 2 tổ máy điện theo thiết kế của Nga công suất 1.200 MW mỗi tổ máy đang được xây dựng tại Nhà máy điện hạt nhân Tianwan. Bốn tổ máy được xây dựng trước đó thuộc dự án VVER-1000 của Nga đang vận hành thành công và cung cấp hàng tỷ kilowatt giờ điện vào hệ thống năng lượng của Trung Quốc,” ông Sechin nhấn mạnh. Nhà máy điện hạt nhân Xudapu cũng đang được xây dựng ở tỉnh Liêu Ninh.
Theo ông Sechin, Nga sản xuất 12% lượng hydrocarbon lỏng của thế giới, Trung Quốc chiếm 14% lượng tiêu thụ toàn cầu. Hiện 90% khối lượng thanh toán giữa hai nước đã chuyển sang sử dụng đồng nội tệ.
Nga thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc
Cũng tại Diễn đàn kinh doanh năng lượng Nga-Trung, Giám đốc điều hành tập đoàn Rosneft cho hay Nga có thể sớm vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.
"Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Nga trong hơn một thập kỷ. Còn Nga đã trở thành đối tác thương mại nước ngoài lớn thứ tư của Trung Quốc trong năm nay. Với động lực thương mại song phương được duy trì, Nga có thể trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc sau Mỹ trong những năm tới, vượt Nhật Bản và Hàn Quốc", ông Sechin nhấn mạnh.
Cũng theo ông Sechin, kim ngạch thương mại Trung-Nga đã tăng gần 30% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái lên 176,4 tỷ USD. “Có tất cả cơ sở cho thấy kim ngạch thương mại giữa hai nước sẽ vượt mục tiêu 200 tỷ USD trong năm nay”, ông Sechin nhấn mạnh.
Tổng kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc đã tăng lên 660 tỷ USD trong 5 năm qua, trong đó năng lượng chiếm hơn 75% xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc, Giám đốc điều hành Rosneft cho biết.
Xem thêm >> 'Chiến lược nhảy vọt', ô tô điện Trung Quốc ngày càng được lòng khách châu Âu
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.