Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Nhật báo kinh doanh Kommersant của Nga mới đây đưa tin gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc Samsung đã bị công ty Haier của Trung Quốc vượt mặt khi dẫn đầu thị trường tivi ở Nga.
Samsung đã thống trị thị trường Nga trong gần một thập kỷ. Tuy nhiên, Samsung đã cùng các hãng công nghệ lớn khác tạm dừng vận chuyển hàng hóa sang Nga vào năm ngoái sau các lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine. Điều đó đã đẩy giá các sản phẩm của Samsung tại thị trường Nga trở nên đắt đỏ, mang lại lợi thế cho các đối thủ.
Doanh số bán tivi ở Nga đã tăng 35-40% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay khi các nhà cung cấp Trung Quốc nhanh chóng lấp đầy khoảng trống do các công ty phương Tây để lại, Kommersant dẫn dữ liệu từ công ty CNTT Fplus cho hay.
Sau khi hãng công nghệ Hàn Quốc nằm ngoài top 3 vào năm 2022, hãng này đã liên tục bị Haier áp đảo thị phần. Theo đó, thị phần của Haier ở Nga đã tăng lên 11,5% về khối lượng và 15,3% về mặt doanh thu trong 9 tháng.
Dữ liệu cho thấy doanh số bán tivi của Samsung giảm mạnh xuống chỉ còn 5,1% so với 25,3% cùng kỳ năm ngoái. Các chuyên gia đã cảnh báo rằng nếu các lệnh trừng phạt quốc tế vẫn được áp dụng, các công ty rời đi có nguy cơ mất hoàn toàn thị trường Nga, chỉ còn Haier và Hisense của Trung Quốc tranh giành vị trí dẫn đầu.
“Chúng tôi đang chứng kiến sự thay đổi thị phần đáng kể của những công ty nước ngoài trên thị trường điện tử của Nga, điều này không chỉ xảy ra ở phân khúc tivi mà còn ở các hạng mục thiết bị gia dụng khác”, ông Anton Guskov, người đứng đầu bộ phận PR tại Hiệp hội các công ty thương mại và nhà sản xuất thiết bị điện gia dụng và máy tính cho biết.
Cũng theo ông Guskov, các thương hiệu Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang dẫn đầu thị trường Nga, thay thế các thương hiệu đã rời bỏ hoặc giảm bớt sự hiện diện tại đây.
Các nhà sản xuất tivi của Nga như Hartens hay RAZZ cũng được cho là có cơ hội cạnh tranh tốt với các thương hiệu Trung Quốc sau khi chính quyền nước này tăng cường hỗ trợ cho các nhà sản xuất địa phương.
“Có thể mất thời gian vì người mua cần hiểu rõ hơn về thiết bị của Nga và đảm bảo về chất lượng của nó. Nhưng điều đó có thể xảy ra sớm nhất là vào năm tới”, chuyên gia Dmitry Baranov nói với Kommersant.
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine kéo theo loạt đòn trừng phạt của phương Tây lên nước này, Bắc Kinh đã nổi lên như một huyết mạch kinh tế quan trọng đối với Moscow.
Trung Quốc cho tới nay vẫn luôn khẳng định nước này giữ quan điểm trung lập và chỉ muốn hòa bình ở Ukraine. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi Moscow là đối tác chiến lược thân thiết và trở thành nhà cung cấp hàng tiêu dùng quan trọng cho thị trường Nga.
Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc công bố đầu tháng này, trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 8, thương mại song phương giữa hai nước đã tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái lên hơn 155 tỷ USD.
Điều đó bao gồm sự gia tăng xuất khẩu từ Trung Quốc sang Nga, tăng 63,2% so với một năm trước, đạt 71,8 tỷ USD. Nhập khẩu vào Trung Quốc tăng ở mức khiêm tốn hơn chỉ 13,3% lên 83,3 tỷ USD.
Nga hiện đang cung cấp cho Trung Quốc hầu hết các sản phẩm năng lượng như dầu, khí đốt, cũng như các sản phẩm tinh chế, nông sản thực phẩm và sản phẩm công nghiệp.
Về phía Trung Quốc, không chỉ hàng gia dụng, ô tô Trung Quốc hiện đã trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng Nga sau khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản rút lui hoặc tạm dừng giao xe và linh kiện, ngừng sản xuất ở Nga vô thời hạn.
Theo số liệu vừa được Otkritie Auto, đơn vị kinh doanh ô tô thuộc Ngân hàng Otkritie của Nga, công bố, 168.000 ô tô Trung Quốc đã được bán tại Nga trong nửa đầu năm nay, nhiều hơn con số 162.000 trong cả năm 2022. Con số này ước tính sẽ đạt 380.000 đến 400.000 vào cuối năm nay.
3 trong 4 hãng ô tô bán chạy nhất tại Nga trong 6 tháng đầu năm 2023 là Chery, nhà xuất khẩu ô tô lớn thứ hai trên toàn thế giới của Trung Quốc, Geely và Great Wall. Các hãng xe này chỉ đứng sau hãng ô tô nội địa Lada với doanh số 143.618 xe.
Điện thoại thông minh (smartphone) của Trung Quốc cũng thống lĩnh thị trường Nga trong nửa đầu năm 2023, chiếm hơn 70% tổng doanh số bán hàng, theo số liệu của nhà bán lẻ điện tử tiêu dùng hàng đầu ở Nga M.Video-Eldorado.
Điện thoại thông minh từ các thương hiệu Trung Quốc như Xiaomi và Realme đã trở thành sản phẩm bán chạy nhất ở Nga, sau khi Samsung và Apple cắt giảm quy mô bán hàng tại quốc gia này do xung đột ở Ukraine.
Trong năm 2022, thương mại giữa Nga và Trung Quốc đã tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại là 190,3 tỷ USD. Hai quốc gia hiện đã sẵn sàng vượt mục tiêu 200 tỷ USD trong năm nay và kiên định với niềm tin rằng việc đạt được kim ngạch thương mại 250 tỷ USD hàng năm là “hoàn toàn thực tế”.
Xem thêm >> Mỹ tuyên bố đủ khả năng hỗ trợ chiến sự cho cả Ukraine và Israel
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.