Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Theo nguồn tin này, thị phần khí đốt của Nga trên thị trường Hy Lạp trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay đã tăng từ 35,7% lên 45%. HIện đã đạt đến mức như trước khi cuộc xung đột Ukraine nổ ra kéo theo loạt lệnh trừng phạt từ phương Tây.
Hiện Nga là nhà cung cấp LNG lớn thứ hai cho Hy Lạp, chỉ đứng sau Mỹ. Riêng trong tháng 9, khối lượng LNG của Nga chiếm tới 72% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của Hy Lạp.
Theo Kathimerini, sự gia tăng này là kết quả của chính sách cung cấp năng lượng giá thấp của Moscow, nhằm thu hút nhiều người mua hơn và hạn chế tổn thất doanh thu sau khi Nga buộc phải giảm lượng khí đốt qua đường ống cung cấp cho EU.
Điều này xảy ra một phần do các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến Ukraine, nhưng cũng vì những thách thức kỹ thuật như vụ phá hoại đường ống Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) hồi năm ngoái.
Trong khi Brussels đã cấm nhập khẩu dầu từ đường biển của Nga và tuyên bố sẽ ngừng tiêu thụ khí đốt của Nga vào năm 2027, thì LNG của Nga cho đến nay vẫn không bị trừng phạt bất chấp lời kêu gọi liên tục từ một số quan chức EU.
Theo báo cáo của tổ chức nghiên cứu Global Witness dựa trên dữ liệu của Kpler, các đối tác EU của Hy Lạp cũng đã tăng cường nhập khẩu LNG của Nga trong năm nay. Trong 7 tháng đầu năm 2023, việc cung cấp LNG từ Nga sang khối đã tăng 40% so với mức trước khi có lệnh trừng phạt, đưa Nga trở thành nhà cung cấp LNG lớn thứ hai của EU. Theo ước tính mới nhất, 52% tổng lượng xuất khẩu LNG của Nga từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay là sang EU.
Theo dữ liệu từ Sàn giao dịch liên lục địa London (ICE), giá khí đốt tự nhiên tương lai ở Tây Âu đã tăng thêm 5% vào ngày 13/10, lên mức cao nhất kể từ đầu tháng 4.
Giá khí đốt giao tháng 11 trên sàn TTF ở Hà Lan, giá tham chiếu của thị trường khí đốt châu Âu, đã tăng lên 59,1 USD/megawatt giờ theo giá hộ gia đình trong phiên giao dịch sáng 13/10. Kể từ tuần trước, giá khí đốt tương lai tại châu Âu đã tăng hơn 54%.
Các nhà phân tích cho rằng sự gia tăng xung đột giữa Israel và Hamas dẫn đến việc đóng cửa một mỏ khí đốt ngoài khơi cung cấp cho Ai Cập đã khiến giá khí đốt leo thang. Một số lý do khác cũng được đề cập đến như nghi ngờ phá hoại đường ống dẫn dầu ở Biển Baltic giữa Phần Lan và Estonia, kế hoạch đình công của công nhân tại các nhà máy xuất khẩu quan trọng ở Australia và mùa đông đang đến gần ở châu Âu.
Xem thêm >> Nhắm vào kim cương Nga từ lâu, vì sao EU chưa ‘xuống tay’?
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.