Nhắm vào kim cương Nga từ lâu, vì sao EU chưa ‘xuống tay’?

Mộc An - 13/10/2023 16:39 (GMT+7)

(VNF) - Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cho biết nước này sẽ không cấm nhập khẩu kim cương thô của Nga cho đến khi Liên minh châu Âu (EU) và Nhóm 7 nền kinh tế hàng đầu (G7) thiết lập một hệ thống cho phép truy xuất nguồn gốc của đá quý.

VNF
1

Tuyên bố của ông De Croo được đưa ra tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky ở Brussels (Bỉ) ngày 12/10.

Liên minh châu Âu hồi tháng 5 đã đưa ra lộ trình cấm nhập khẩu kim cương của Nga. Họ hy vọng sẽ loại "ông lớn" sản xuất kim cương của Nga là Alrosa khỏi thị trường bắt đầu từ năm 2024, với quy trình truy xuất nguồn gốc và thực thi được triển khai trong những tháng tiếp theo.

“Chúng tôi sẽ hạn chế buôn bán kim cương của Nga. Kim cương Nga không phải là mãi mãi”, ông Charles Michel, chủ tịch Hội đồng châu Âu, cho biết trong cuộc họp báo hồi tháng 5 năm nay, sau hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima.

Theo kế hoạch của EU, kim cương có thể được cấp giấy chứng nhận xuất xứ và sẽ được kiểm tra tại các trung tâm thương mại như Antwerp ở Bỉ.

Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành đã cảnh báo rằng trung tâm kinh doanh kim cương Antwerp của Bỉ, nơi 90% kim cương của thế giới đi qua, sẽ có nguy cơ mất đi vị thế của mình nếu nước này ban hành lệnh cấm hoàn toàn đối với việc nhập khẩu kim cương từ Nga.

Theo Thủ tướng Bỉ, lệnh cấm bán buôn cũng sẽ tạo ra sơ hở để lách biện pháp này và kim cương của Nga có thể đến được thị trường phương Tây thông qua các nước thứ ba.

Bỉ đã đưa ra đề xuất riêng của mình, đó là một hệ thống theo dõi kim cương, nơi Antwerp sẽ hoạt động như một trung tâm phân loại. Theo ông De Croo, chi tiết của cơ chế này vẫn chưa rõ ràng, nhưng hệ thống này sẽ cho phép G7 và EU theo dõi không chỉ nhập khẩu bán buôn mà cả doanh số bán lẻ, được coi là một cách chắc chắn hơn để giải phóng họ khoỉ thị trường kim cương Nga.

“Điều bạn muốn là cắt đứt hoàn toàn sự thống trị của Nga khỏi thị trường bán lẻ của chúng tôi. Cách tốt nhất để làm điều đó là sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đầy đủ để loại trừ kim cương Nga khỏi tất cả các thị trường.

Việc truy xuất nguồn gốc đầy đủ và lệnh cấm hoàn toàn trên thị trường bán lẻ là cách duy nhất để đảm bảo rằng Nga sẽ không tài trợ cho hoạt động quân sự ở Ukraine bằng những viên kim cương đó nữa”, ông De Croo phát biểu tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky.

Theo nhà lãnh đạo Bỉ, những người chịu trách nhiệm thực hiện lệnh cấm “đang tiến rất gần đến việc hoàn thiện một hệ thống truy xuất nguồn gốc đầy đủ như vậy”. Ông hy vọng quy định này sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2024.

Nhập khẩu kim cương Nga của Bỉ đã biến động mạnh mẽ trong một năm rưỡi qua. Theo thống kê từ ngân hàng quốc gia Bỉ, trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 8/2022, nước này đã nhập khẩu lượng đá quý trị giá 1,2 tỷ euro (1,27 tỷ USD) từ Nga, thấp hơn nhiều so với 1,8 tỷ euro vào năm 2021.

Tuy nhiên, trong khi nhập khẩu vào tháng 6 rất cao ở mức 393,8 triệu euro, vào tháng 8, họ giảm xuống chỉ còn 35,9 triệu euro, giảm 83% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vào tháng 1 năm nay, Bỉ đã nhập khẩu kim cương thô của Nga trị giá 132 triệu euro, cao hơn mức 97 triệu euro vào tháng 1/2022. Vào tháng 2, giá trị nhập khẩu lại giảm xuống còn 61 triệu euro.

Trước đó, các chuyên gia trong ngành cảnh báo Bỉ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những hạn chế đối với kim cương của Nga.

“Bỉ sẽ chịu tổn thất lớn từ lệnh cấm với kim cương Nga. Trung tâm Kim cương thế giới Antwerp có doanh thu 47 tỷ euro (50,3 tỷ USD) mỗi năm, trong đó  40% kim cương giao dịch tại đây có xuất xứ từ Nga”, một quan chức Bỉ giấu tên nói với hãng tin RIA Novosti.

Giáo sư Koen Vandenbempt, nhà kinh tế học tại Đại học Antwerp, cũng cảnh báo rằng quy trình truy xuất nguồn gốc kim cương có thể phản tác dụng.

“Có lẽ kim cương sẽ không đi qua Antwerp nữa. Hoạt động thương mại lớn này sẽ di chuyển đến Dubai và từ Dubai đến Ấn Độ hoặc trực tiếp tới Ấn Độ - điển hình là những quốc gia sẽ không và có thể sẽ không bao giờ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga”, ông nói với AFP.

Xem thêm >> Kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc giảm trong tháng 9, Nga là điểm sáng hiếm hoi

Theo RT
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bán công ty làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest báo lãi 70 tỷ trong quý I/2024

Bán công ty làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest báo lãi 70 tỷ trong quý I/2024

(VNF) – Kết quả kinh doanh bất động sản quý I/2024 của Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (HoSE: VPI) khá ảm đạm. Phải nhờ tới việc bán công ty con, VPI mới có lãi sau thuế 70 tỷ đồng.

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

Hải Phát Invest: Sau cơn mưa, trời có sáng?

(VNF) - Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HoSE: HPX) đã trải qua một năm 2023 đầy chật vật. Song, với những gì đang có ở quý I/2024, hi vọng đã được nhen lên cho cổ đông của công ty này.

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

VietnamFinance thay giao diện, hướng tới mục tiêu mới

(VEF) - Hôm nay (2/5/2024), Tạp chí điện tử VietnamFinance chính thức có giao diện mới tại địa chỉ: www.vietnamfinance.vn. Đây là một nỗ lực của chúng tôi nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng các ấn phẩm để phục vụ bạn đọc tốt hơn.

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

Ngân hàng mạnh tay chia cổ tức: Niềm vui ngắn chẳng tày gang!

(VNF) - Mùa ĐHĐCĐ 2024 của các ngân hàng diễn ra trong niềm vui và cả sự hụt hẫng của cổ đông khi nơi thì chia cổ tức “đậm”, nơi thì vẫn dửng dưng…

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

Nghị định 12 về định giá đất: Nguy cơ kéo lùi thị trường, tăng gánh nặng cho người mua

(VNF) – Mặc dù đã tiếp thu ý kiến của giới chuyên gia, doanh nghiệp khi giữ lại phương pháp thặng dư để xác định giá đất, song Nghị định 12/2024 lại tiếp thu chưa triệt để, dẫn đến tính chưa đúng, chưa đủ chi phí hợp lý của nhà đầu tư. Điều này có thể dẫn đến sự triệt tiêu động lực phát triển dự án mới, khiến nút thắt nguồn cung không thể tháo gỡ. Và tất yếu, mọi chi phí phát triển dự án cuối cùng sẽ trút lên vai người mua.

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

Chung cư quá đắt, tìm mua đất xen kẹt, cẩn thận 'tiền mất, tật mang'

(VNF) - Giá chung cư ở Hà Nội tăng cao đột biến khiến không ít người chuyển hướng sang tìm mua đất xen kẹt trong ngõ, nhờ ưu thế có mức giá rẻ hơn rất nhiều.

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

Các hãng ô tô đầu tư mở rộng: Liên tục tuyển người nhưng 'cung không đủ cầu'

(VNF) - Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam luôn được ưu tiên phát triển, với kỳ vọng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam ngày một lớn mạnh. Tuy nhiên, để ngành ngày phát triển, Việt Nam vẫn cần chú trọng đầu tư nguồn lực, nhất là nhân tố con người.

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Hà Nội: Đổ vốn 12.600 tỷ đồng vào dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

(VNF) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, đến nay, tổng vốn đã đầu tư cho dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đạt khoảng 12.600 tỷ đồng.

Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

Elon Musk đột ngột giải tán đội sạc Supercharger, nhiều đối tác ‘bật ngửa’

(VNF) - Quyết định đột ngột của CEO Tesla Elon Musk về việc sa thải loạt nhân viên điều hành hoạt động kinh doanh các trạm Supercharger (sạc siêu nhanh) đã khiến nhiều đối tác cảm thấy “hoang mang tột độ”.

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

Giá vàng bật tăng sau quyết định của Fed, tiến lên đỉnh mới?

(VNF) - Sau quyết định mới nhất của Fed, giá vàng thế giới quay đầu tăng mạnh, chạm mốc 2.317 USD/ounce. Nhiều chuyên gia nhận định đà tăng của giá vàng sẽ còn tiếp diễn do nhiều yếu tố hỗ trợ.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.