Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Phát biểu trong cuộc họp báo bên lề kỳ họp quốc hội ở Bắc Kinh ngày 7/3, ông Vương Nghị bác bỏ các cáo buộc nói rằng Trung Quốc đứng đằng sau việc quân đội Myanmar nắm chính quyền.
“Đây hoàn toàn không phải những gì Trung Quốc muốn thấy. Trung Quốc có quan hệ hữu nghị lâu dài với tất cả các đảng và phe phái ở Myanmar, gồm đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD). Tình hữu nghị với Trung Quốc luôn là sự đồng thuận của tất cả các bên ở Myanmar", nhà ngoại giao Trung Quốc khẳng định.
Theo ông Vương, Myanmar là một phần của ASEAN. Trung Quốc ủng hộ nguyên tắc của ASEAN về việc không can thiệp vào công việc nội bộ, đồng thời tập trung vào việc phát triển các lợi ích kinh tế chung.
"Trung Quốc sẵn sàng tiếp xúc, liên lạc với tất cả các bên trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và ý nguyện của người dân Myanmar, nhằm đóng vai trò xây dựng để xoa dịu căng thẳng, bất đồng giữa các bên", ông Vương nhấn mạnh thêm.
Cũng theo ông Vương Nghị, dù tình hình Myanmar thay đổi như thế nào thì mối quan hệ giữa Trung Quốc và Myanmar vẫn sẽ không thay đổi.
Trước đó, Trung Quốc đã đồng ý với một tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, kêu gọi trả tự do cho Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng các quan chức khác của Myanmar đang bị giam giữ.
Mới đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 5/3 đã kêu gọi Trung Quốc đóng một vai trò tích cực, sử dụng ảnh hưởng của mình ở Myanmar để giúp khôi phục chính phủ dân sự của nước này.
Theo ông Ned Price, các quan chức Mỹ và Trung Quốc đã có nhiều cuộc trao đổi về tình hình biến động ở Myanmar kể từ cuộc chính biến ngày 1/2.
Dù đã nhiều nước lên án cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar kéo theo các cuộc biểu tình đẫm máu, nhưng cho tới nay Trung Quốc vẫn xem những gì đang diễn ra ở Myanmar là vấn đề nội bộ của nước này và tránh gọi hành động của quân đội là "đảo chính". Trung Quốc cho rằng cần phải có thêm thời gian để xem xét, đánh giá tình hình.
Nhiều chuyên gia nhận định rằng việc Trung Quốc từ chối lên án cuộc đảo chính của quân đội Myanmar là do lo sợ tổn hại tới các lợi ích kinh tế và chiến lược hiện có của Trung Quốc ở Myanmar. Trong số này, Bắc Kinh đang muốn đẩy nhanh tiến độ xây dựng hành lang kinh tế Trung Quốc - Myanmar để tìm một con đường thay thế giúp tiếp cận vịnh Bengal.
Xem thêm >> Thế giới tuần qua: 600 cảnh sát Myanmar tham gia biểu tình, Trung Quốc tăng mạnh ngân sách quốc phòng
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.