Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Cụ thể, trong thông báo phát ra ngày 4/3, Bộ Thương mại Mỹ công bố đã đưa Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ Myanmar, cùng hai tập đoàn liên kết với quân đội là MEC (Myanmar Economic Corporation) và MEHL (Myanma Economic Holdings Limited) vào danh sách trừng phạt. Lệnh trừng phạt sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 8/3.
Bộ Thương mại Mỹ xác định Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ Myanmar là “hai cơ quan chịu trách nhiệm về vụ đảo chính” còn MEC và MEHL là “hai tổ chức thương mại thuộc quyền sở hữu, điều hành và mang lại nguồn thu cho Bộ Quốc phòng Myanmar”.
MEC và MEHL cũng được xem là hai tập đoàn kiểm soát một phần nền kinh tế Myanmar, đầu tư vào nhiều lĩnh vực như đồ tiêu dùng, khai khoáng và bất động sản.
Theo đó, Mỹ sẽ hạn chế xuất khẩu và tái xuất khẩu các hàng hóa theo quy định về quản lý xuất khẩu cho 4 thực thể này.
Cũng theo thông báo, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa Myanmar vào danh sách quốc gia thuộc nhóm D:1, cho phép Mỹ hạn chế xuất khẩu các hàng hóa bị nghi ngờ dùng cho mục đích quân sự.
Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt kiểm soát xuất khẩu với những sản phẩm "được sử dụng cho mục đích quân sự", buộc các công ty Mỹ phải xin giấy phép nếu muốn bán các mặt hàng này cho Myanmar.
"Chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục buộc những người đứng sau vụ đảo chính phải chịu trách nhiệm", Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố đồng thời cho biết sẽ cân nhắc bổ sung thêm các biện pháp khác nếu cần thiết.
Trước đó, ngày 11/2, Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp lệnh trừng phạt vào 10 quan chức quân sự, cả tại vị lẫn đã về hưu, chịu trách nhiệm cho cuộc đảo chính ngày 1/2/2021 hoặc có liên quan đến chính quyền quân sự Myanmar.
Trong danh sách này có tên Thống tướng Min Aung Hlaing, cấp phó của ông, Soe Win, cùng 4 thành viên khác thuộc Hội đồng Quản lý Nhà nước Myanmar.
Động thái trên sẽ ngăn các tướng lĩnh Myanmar tiếp cận hơn một tỷ USD trong các quỹ của chính phủ nước này tại Mỹ. Các biện pháp trừng phạt cũng tác động tới Tập đoàn Myanmar Ruby và Myanmar Imperial Jade, các doanh nghiệp do chính quyền kiểm soát.
Myanmar vừa trải qua ngày “đẫm máu nhất” của làn sóng biểu tình phản đối chính quyền quân sự ở nước này khi ghi nhận 38 người tử vong trong ngày 3/3.
Theo Hội đồng Quyền con người Liên hợp quốc (UNHRC), tổng số người chết do biểu tình chống chính quyền quân sự cho đến nay đã lên hơn 50 người. Ngoài ra, có hàng trăm người biểu tình đã bị bắt.
Xem thêm >> Hậu lệnh cấm ‘dùng đạn thật’, Myanmar trải qua ngày biểu tình ‘đẫm máu nhất’ với 38 người thiệt mạng
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.