Myanmar: Lo hệ thống ngân hàng sụp đổ, người dân ồ ạt rút tiền mặt

Minh Đăng - 06/03/2021 10:20 (GMT+7)

(VNF) - Người dân Myanmar ồ ạt rút tiền tiết kiệm vì lo ngại hệ thống ngân hàng ngừng hoạt động, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Myanmar Christine Schraner Burgener cho biết trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ ngày 5/3.

VNF
Người dân Myanmar ồ ạt rút tiền vì lo ngại hệ thống ngân hàng ngừng hoạt động.

Hội đồng Bảo an LHQ ngày 5/3 tổ chức tham vấn kín về tình hình ở Myanmar.

Phát biểu tại sự kiện, bà Burgener cho biết: “Mọi người đổ xô đến các máy ATM để rút tiền vì sợ hệ thống ngân hàng ngừng hoạt động. Sau cuộc đảo chính, các ngân hàng không mở các chi nhánh".

Cũng theo bà Burgener, cuộc khủng hoảng ở Myanmar ảnh hưởng tiêu cực đến các nhà sản xuất, kinh doanh, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Đặc phái viên LHQ cho biết việc chuyển tiền quốc tế cũng bị đình chỉ và tài khoản ngân hàng của một số cơ quan LHQ đã bị đóng băng.

Ngoài ra, bà Burgener cũng thông báo về việc các tay súng bắn tỉa hiện diện tại các cuộc biểu tình ở nước này.

"Chúng tôi đã nhận được các báo cáo xác nhận rằng nhiều người bị thiệt mạng vì trúng đạn thật. Việc sử dụng đạn thật chống những người biểu tình ôn hòa rõ ràng là vi phạm luật nhân đạo quốc tế", bà Burgener nói.

Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Myanmar Christine Schraner Burgener.

Trước đó, Phó thống đốc Ngân hàng trung ương Myanmar Than Than Swe ngày 28/2 đã ký chỉ thị giới hạn rút tiền trực tiếp từ các ngân hàng và qua các máy rút tiền ATM.

Cụ thể, các cá nhân sẽ không được phép rút quá 2 triệu kyat (1.406 USD)/tuần còn các doanh nghiệp chỉ được phép rút tối đa 20 triệu kyat(14.060 USD)/tuần.

Trong khi đó, hạn mức rút tiền ATM là 500.000 kyat(353 USD)/ngày, bằng một nửa hạn mức trước kia là 1 triệu kyat (707 USD).

Ngân hàng trung ương Myanmar cho biết, chính sách này nhằm "thúc đẩy việc chuyển sang nền kinh tế số" bằng việc hạn chế sử dụng tiền mặt trong các cơ quan chính phủ và trong dân.

Trong khi bà Burgener thì cho rằng việc Ngân hàng Trung ương Myanmar áp đặt hạn chế rút tiền mặt nhằm kiềm chế cơn hoảng loạn.

Cũng theo Bloomberg, ngoại trừ Ngân hàng Kinh tế Myanma do nhà nước điều hành, hầu hết các ngân hàng đã đình chỉ hoạt động chi nhánh sau khi tình trạng bất ổn gây ra bởi cuộc đảo chính ngày 1/2 vẫn tiếp diễn và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Ở động thái liên quan mới nhất, liên minh châu ÂU (EU) ngày 5/3 tuyên bố “đình chỉ tất cả các chương trình hợp tác vì mục đích phát triển, dành cho việc hỗ trợ hoặc hợp pháp hóa chính quyền quân sự Myanmar”.

Đặc biệt, các chương trình hỗ trợ ngân sách trong lĩnh vực giáo dục và thực phẩm, các chương trình liên quan đến cải cách cảnh sát và hệ thống bầu cử, cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho các bộ cũng bị đình chỉ.

"EU và các nước thành viên của khối hiện đang xem xét lại tất cả các chương trình phát triển trên thực địa để đảm bảo tránh hợp tác với chính quyền quân sự trong khi vẫn duy trì sự hỗ trợ quan trọng đối với người dân", Ủy ban châu Âu khẳng định.

Xem thêm >> Mỹ cân nhắc áp thêm lệnh trừng phạt lên Dòng chảy phương Bắc 2

Theo UN News
Cùng chuyên mục
Tin khác
Chợ Tân Thanh: ‘Thiên đường’ sắm Tết một thời rơi vào ế ẩm

Chợ Tân Thanh: ‘Thiên đường’ sắm Tết một thời rơi vào ế ẩm

(VNF) - Chợ Tân Thanh - Lạng Sơn từng được ví là trung tâm mua sắm nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết. Đây là nơi có số lượng hàng hóa “khủng” cùng mức giá cực phải chăng. Tuy nhiên, kinh doanh ở chợ Tân Thanh ngày càng đi xuống và không còn cảnh sắm Tết tấp nập như xưa.