Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Cụ thể, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 10 nhóm tăng với mức tăng như sau: Giáo dục tăng 7,19%; giao thông tăng 0,55%; văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,18%; may mặc mũ nón, giày dép tăng 0,14%; thiết bị, đồ dùng gia đình tăng 0,11%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,09%, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,09%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,05%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,04%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%.
Riêng nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,07%.
Nguyên nhân làm tăng CPI trong tháng 9 là do Việt Nam trúng thầu 150 nghìn tấn gạo xuất khẩu cho Philippin nên giá lúa gạo hồi phục sau 3 tháng (6,7,8) liên tiếp giảm.
Bên cạnh đó, việc tăng giá dịch vụ giáo dục ở 53 tỉnh thành theo lộ trình của Chính phủ đã đẩy chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 7,19% so với tháng trước, đóng góp 0,42% vào mức tăng chung CPI tháng 9.
Ngoài ra, giá xăng dầu và giá gas được điều chỉnh tăng cũng là yếu tố góp phần làm CPI tăng trong tháng 9.
Còn tính trong cả 9 tháng, CPI tăng 2,07% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy bình quân mỗi tháng CPI tăng khoảng 0,34%. Đây là mức tăng khá thấp, Tổng cục Thống kê dự báo, với mức tăng như hiện nay, mục tiêu đạt CPI dưới 5% trong năm 2016 là hoàn toàn có thể đạt được.
Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê cũng lưu ý từ nay đến hết năm 2016 sẽ có nhiều yếu tố gây áp lực lên CPI, đó là giá dịch vụ y tế, giá xăng dầu, chi tiêu dùng cuối năm.
Do đó, Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Công thương theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường, cân nhắc thời gian điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thiết yếu để tránh gây tác động lan tỏa về mặt tâm lý lên CPI.
Về chỉ số lạm phát, báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, lạm phát cơ bản tháng 9 tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 1,85% so với cùng kỳ. Tính cả 9 tháng, lạm phát tăng 1,81% so với cùng kỳ 2015.
Bình quân 9 tháng so với cùng kỳ năm trước, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản (2,07% so với 1,81%). Điều này phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao, đó là giá lương thực thực phẩm, giá xăng dầu và yếu tố điều hành giá cả qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục.
Mức tăng của lạm phát chung (2,07%), và lạm phát cơ bản (tăng 1,81) khá gần với nhau. Lạm phát cơ bản từ tháng 1 – tháng 9 năm nay so với cùng kỳ có biên độ dao động trong khoảng khá hẹp (từ 1,64% - 1,88%), điều này thể hiện chính sách tiền tệ đang được điều hành ổn định, giúp ổn định kinh tế vĩ mô.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.