'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Phát biểu tại Hội thảo Kinh tế Việt Nam: "Động lực tăng trưởng và giải pháp thúc đẩy" vừa diễn ra tại Hà Nội, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, đã đến lúc nên thay thuật ngữ "cổ phần hóa" bằng "tư nhân hóa" để có sự rõ ràng về tư duy.
Bài thuyế trình của vị chuyên gia kinh tế nổi tiếng là về vấn đề tạo động lực cho tăng trưởng nói chung, tuy nhiên trong bối cảnh mới, ông đề xuất cách thức tiếp cận phải khác để có thể thành công.
Mặc dù không phủ nhận những chuyển biến tích cực của nền kinh tế năm 2017, như vốn đầu tư khu vực dân doanh tăng mạnh, ước tăng 16% năm 2017 so với 10% của năm 2016; nông nghiệp, FDI tăng trưởng rất đáng kể, đặc biệt là những cải thiện về môi trường kinh doanh… nhưng TS. Trần Đình Thiên cho rằng, những chuyển động này vẫn chưa đủ để thúc đẩy động lực tăng trưởng mới mà nền kinh tế Việt Nam đang cần.
Ông phân tích, hiện nay là thời đại biến đổi nhanh, theo đó các điều kiện, xu hướng, tình thế và công cụ phát triển mới, đòi hỏi những động lực mới. Do đó, ông đã khuyến nghị 3 vấn đề mà theo ông là "cần được Chính phủ xem xét, có giải pháp cụ thể".
Thứ nhất, và quan trọng nhất là tạo động lực mang tính thị trường cho nền kinh tế, theo đó phải công khai và minh bạch. "Khi phát biểu tại Tổ tư vấn kinh tế cho Thủ tướng Chính phủ, tôi đã nói là công khai minh bạch giống như thắp đèn sáng trong phòng, để chuột ngoài không vào được còn chuột trong phòng sẽ phải chạy ra… Nếu phòng tối, muốn đánh chuột cũng rất khó", ông nói.
Thứ hai, căn cứ vào hội nhập để định hình mục tiêu, chứ không chỉ là căn cứ vấn đề của mình; và phải căn cứ vào cả các yêu cầu của cách mạng 4.0. Theo TS. Trần Đình Thiên, công nghệ 4.0 sẽ "ập vào Việt Nam chứ không phải lan vào", chẳng hạn khi Ali pay vào Việt Nam, nó sẽ thay đổi hệ thống thanh toán, buộc chúng ta không thể bình chân.
Thứ ba, là thay đổi tư duy về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, thuật ngữ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã đáp ứng nhiệm vụ chính trị trong thời gian qua, đã tạo điều kiện rất tốt để tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước, nhưng kéo dài tiếp tục có thể sẽ làm chậm mục tiêu chuyển đổi nguồn lực sang khu vực có hiệu quả hơn.
"Tôi đề nghị có lẽ đến thời điểm này, khi Đảng đã xác định khu vực kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế, yêu cầu xóa bỏ mọi kỳ thị, phân biệt với khu vực này, thì nên thay thuật ngữ "cổ phần hóa" bằng "tư nhân hóa", để có sự rõ ràng về tư duy", ông nói.
Giải thích rõ hơn về khuyến nghị này, ông Thiên cho rằng nếu nhìn lại quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cho thấy, mặc dù đạt 93% về số lượng (kết quả giai đoạn 2011-2015), nhưng tỷ lệ thoái vốn nhà nước trong khu vực này mới khoảng 8%. Nhà nước vẫn nắm trên 90% thì không giải đáp được bài toán sử dụng hiệu quả nguồn lực.
"Việc chuyển từ lập trường "cổ phần hóa" sang lập trường "tư nhân hóa" sẽ xác định rõ chức năng và vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường và nguyên tắc, cơ chế hoạt động của chúng theo cam kết hội nhập quốc tế. Tư duy này sẽ làm rõ yêu cầu áp dụng đầy đủ nguyên tắc thị trường trong cổ phần hóa (thực chất là quá trình bán tài sản), trước hết là đối với tài sản đất đai", TS. Trần Đình Thiên phân tích.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.