Từ đường sắt Đông Dương ngẫm đến đường sắt cao tốc
Nguyễn An Thanh -
14/06/2020 11:30 (GMT+7)
Cách đây 122 năm, người Pháp đã manh nha ý định làm tuyến đường sắt Đông Dương. Nhìn cái cách người ta đầu tư, chúng ta sẽ rút được ra rất nhiều bài học để xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam trong tương lai.
Tàu sắt Bắc - Nam chạy qua địa phận huyện Thường Tín, Hà Nội.
Phân kỳ đầu tư
Năm 1898, Quốc hội Pháp thông qua một đạo luật cho Đông Dương vay 200 triệu franc nhằm thực hiện 3 đoạn đường sắt chính:
- Đoạn Hà Nội đi Vinh, qua Nam Định (dài 319km, thực hiện trong giai đoạn 1903 - 1905), được đánh giá là có thể sinh lợi ngay tức khắc.
- Đoạn Tourane (Đà Nẵng) đi Đông Hà, qua Huế (dài 169km, giai đoạn1906 -1908), mở những lối đi ra Biển Đông cho một vùng dân cư đông đúc.
Như vậy, trong vòng 10 năm (1903 - 1913), người Pháp chỉ làm 3 tuyến đường sắt Hà Nội - Vinh, Đông Hà - Đà Nẵng và cuối cùng là Nha Trang - Sài Gòn. Mãi đến năm 1912, Quốc hội Pháp mới cho Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut vay tiếp 90 triệu franc để thực hiện đoạn đường sắt Vinh - Đông Hà. Nhưng công việc vừa mới bắt đầu thì Thế chiến thứ nhất (1914 - 1918) bùng nổ nên công việc gián đoạn. Mãi sau này, Toàn quyền Maurice Long tranh thủ Quốc hội Pháp được một khoản vay 6 triệu đồng Đông dương (piastre) để tiếp tục thi công đoạn đường sắt Vinh - Đông Hà, đến năm 1927 được đưa vào hoạt động.
Như vậy, đến 1927, đường xe lửa Đông Dương đã có hai đoạn dài: đoạn Hà Nội - Đà Nẵng ở phía Bắc và đoạn Sài Gòn - Nha Trang ở phía Nam. Đoạn cuối cùng phải hoàn tất là đoạn Đà Nẵng - Nha Trang dài 532km. Phải mất 4 năm tranh cãi dai dẳng trong nghị viện Pháp, đến tháng 11.1931, đoạn đường này mới được khởi công. Đơn giản là các tỉnh miền trung từ Đà Nẵng - Nha Trang đa số là nghèo, điều kiện kinh tế người dân thấp, nhu cầu đi lại không cao.
Nói về việc lập dự án, người Pháp đã có những khảo sát, phân tích và đánh giá khá kỹ. Với tiềm lực kinh tế vốn có, người Pháp thừa sức làm 1.730km từ Hà Nội đi Sài Gòn, nhưng các nghị sĩ Pháp đã rất cẩn trọng khi quyết định đầu tư.
Kinh doanh vận tải
Về cách kinh doanh vận tải đường sắt, cách đây hơn 100 năm, người ta cũng đã phân ra nhiều loại khách khác nhau, ông Nguyễn Văn Ngọ (sinh năm 1930) kể lại “Lúc bấy giờ ba tôi cũng hãy còn nghèo nên mẹ con đi toa hạng tư. Toa xe hạng tư được làm chủ yếu bằng gỗ và chỉ cung cấp các tiện nghi cơ bản.
Tuy vậy, đến 1937 khi gia đình tôi đi từ Nha Trang ra Hà Nội (ghé qua Vinh) đã thấy có loại khoang hành khách bằng kim loại với hệ thống giảm sóc cải tiến, ghế ngồi được nâng cấp cho êm hơn, đặc biệt là từ toa khách hạng nhì trở lên”.
Toa hạng nhì rất sang, toa ăn thì như một tiệm ăn Pháp lưu động có thực đơn Âu - Á phong phú và đủ loại rượu quý. Với toa hạng nhất, hành khách được hưởng loại ghế ngồi thoải mái như salon, với chỗ để tay riêng và đệm tựa lưng lịch sự. Tàu Đà Nẵng - Hà Nội là tàu suốt, chỉ dừng ở mấy ga lớn. Khách đi tàu cũng đông, đặc biệt là ở hạng tư, nhưng không đến nỗi đông như các toa tàu Ấn Độ mà ta thường thấy trên phim ảnh, tạp chí. Toa hạng tư có hai dãy ghế ngồi dọc thành toa và một lối đi khá rộng rãi ở giữa.
Khách hạng tư tha hồ mang theo hành lý cồng kềnh, nếu xếp lên xích đông trên dãy ghế ngồi không đủ thì được phép xếp ra lối giữa, nhưng phải có trật tự và không được gây ô nhiễm môi trường trong toa. Người phụ trách toa khá nghiêm khắc, hành lý quá cồng kềnh kiên quyết bắt đem ra xếp vào toa hàng hóa.
Hơn 100 năm sau, phải đến tháng 7 năm 2020 tới đây thì đường sắt mới nghĩ đến tổ chức quầy bar trên tàu. Thế mới biết tư duy kinh doanh khách VIP của hỏa xa Đông Dương đã đi trước chúng ta cả thế kỷ.
Ngày 2/9/1936, hai tuyến đường sắt ở 2 đầu Bắc - Nam gặp nhau tại km 1221 thuộc Hào Sơn, thuộc tỉnh Phú Yên. Một buổi lễ trang trọng và hoành tráng đã được tổ chức để chào mừng sự kiện này, Toàn quyền Réne Robin tự tay đặt những mảnh đường ray cuối cùng nối liền 2 đầu Bắc - Nam của tuyến đường sắt trước sự hiện diện của vua Bảo Đại.
Việc hoàn thành tuyến đường sắt xuyên Đông Dương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm cung cấp khả năng di chuyển giữa Hà Nội và Sài Gòn trong khoảng thời gian chỉ 40 giờ đồng hồ, trên những con tàu được trang bị các loại đầu kéo khá hiện đại so với thời bấy giờ.
Ngày 1/10/1936, một tấm bia lưu niệm đã được dựng tại vị trí km 1221. Tham gia lễ đặt bia khánh thành có vua Bảo Đại, quyền Toàn quyền A Sylvestre và Tỉnh trưởng Vân Nam - Trung Quốc Long Vân. Trên bia khắc dòng chữ tiếng Pháp: "Tại đây, tuyến đường sắt xuyên Đông Dương, được khởi công bởi Toàn quyền Paul Doumer nhằm đánh dấu sự thống nhất của Đông Dương được hoàn thành vào ngày 2/9/1936 với sự kết nối từ tuyến đường xuất phát từ biên giới Trung Quốc ở phía Bắc và tuyến đường từ Sài Gòn đi ra ở phía Nam".
Suy ngẫm
Câu chuyện người Pháp làm đường sắt Đông Dương khiến cho các nhà quản lý giao thông phải ngẫm. Đầu tiên, nếu nối tuyến đường sắt Bắc - Nam với đồng bằng sông Cửu Long, với Tây Nguyên và Lào, Campuchia, cùng với các cảng biển tạo thành hệ thống xương cá, sẽ giúp đường sắt chiếm một vị trí quan trọng đối với bức tranh vận tải Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng.
Việc đường sắt èo uột như hiện nay, có một lỗi rất lớn ở tầm vĩ mô, quy hoạch đầu tư cho hạ tầng đường sắt, nhất là khi tự “chặt chân tay” bóc hết đường sắt nối với cảng biển. Đã quá muộn khi để hệ thống hạ tầng đường sắt, bao gồm cả nhà ga, bãi hàng, kho, ke, bến, bãi xuống cấp như hiện nay. Nhưng việc đầu tư đường sắt cao tốc như thế nào lại cả là một vấn đề phải thận trọng.
Đến nay, hệ số sử dụng chỗ đoạn Huế - Nha Trang vẫn rất thấp, chỉ khoảng 30%. Điều đó có nghĩa là việc nghiên cứu, khảo sát của người Pháp từ năm 1930 đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Vậy trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư còn khó khăn, Việt Nam có nên đầu tư ngay tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội - Sài Gòn là cả một vấn đề cần nghiêm túc đánh giá phân tích.
Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia giao thông đều cho rằng nếu dùng phương án đầu tư toàn tuyến Bắc - Nam 1.559km, với tốc độ thiết kế 350km/h thì khả năng thu hồi vốn sẽ vô cùng khó khăn, vì tổng mức đầu tư 58,7 tỷ USD là quá lớn. Khá nhiều chuyên gia đều thiên về phương án đầu tư giai đoạn, tiến hành xây dựng đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - Sài Gòn trước. Với tốc độ 200km/h thì tổng vốn đầu tư giảm xuống chỉ 26 tỷ USD, được cho là khả thi hơn
Bên cạnh đó, dù đang thua lỗ nhưng đường sắt Việt Nam vẫn cứ cố bám kinh doanh vận tải hành khách (doanh thu 70%) mà không sớm chuyển sang kinh doanh vận tải hàng hóa (doanh thu 30%) là điều các nhà quản lý, hoạch định chính sách cần phải sớm điều chỉnh. Việc không bám vào hiệu quả kinh doanh vận tải đã khiến cho đường sắt ngày càng mất vị thế và thị phần (hiện chỉ 0,8%) và không còn sức cạnh tranh.
(VNF) - Vào tối 20/3/2025, Nhà hát Hồ Gươm trở thành điểm hẹn của những tâm hồn yêu nghệ thuật khi Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội mang đến đêm nhạc "Những kiệt tác của Chủ nghĩa Cổ điển & Lãng mạn". ROX Group và MSB là hai đơn vị đồng hành góp sức đưa tinh hoa âm nhạc đến với khán giả Việt.
(VNF) - Với mục tiêu cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định, Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI) đã tăng cường kiểm tra rà soát, bảo dưỡng sửa chữa toàn bộ các trạm biến áp, đường dây và đôn đốc tiến độ các công trình đầu tư xây dựng để đảm bảo vận hành lưới điện an toàn trong mùa hè 2025.
(VNF) - Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị Toyota Việt Nam nghiên cứu, mở rộng quy mô đầu tư sản xuất, kinh doanh với các dòng xe mới, dòng xe chiến lược, thân thiện với môi trường như: xe điện, xe hybrid, phương tiện thông minh.
(VNF) - Trong bối cảnh chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc dạy và học không chỉ dừng lại ở truyền đạt kiến thức mà còn tập trung vào việc bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cho học sinh. Theo định hướng đó, sách giáo khoa Tiếng Anh không đơn thuần là tài liệu học tập mà còn là “cầu nối” giúp hiện thực hóa những mục tiêu giáo dục thông qua cách tổ chức nội dung một cách khoa học và có hệ thống.
(VNF) - “Cơn bão” VinFast Green đã âm ỉ tại Việt Nam từ khi VinFast công bố thông tin về 4 dòng xe hồi đầu tháng 3 và đã thực sự bùng nổ ngay sau khi mở cổng đặt cọc
(VNF) - Theo TS Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam, các sản phẩm du lịch đêm được đầu tư bài bản từ một số doanh nghiệp đã tạo “cú hích” cho các địa phương. Tuy nhiên, việc “thắp sáng” kinh tế đêm tại Việt Nam vẫn chưa xứng với tiềm năng do thiếu nhận thức đúng đắn và các chính sách có tầm nhìn dài hạn.
(VNF) - Bên cạnh đà tăng của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước đang được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố như thiếu nguồn cung, tâm lý FOMO hay thiếu kênh đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi xuống tiền mua vàng ở thời điểm hiện tại.
(VNF) - Trong khuôn khổ của Chương trình cấp Quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2025, Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam (LEFASO) đã tổ chức thành công Hội nghị Quốc tế xúc tiến xuất khẩu ngành da giày Việt Nam năm 2025 vào hai ngày 17-18/3.
(VNF) - Giá vàng nhẫn và vàng miếng SJC liên tục được các nhà vàng điều chỉnh tăng trong ngày 18/3. Theo nhiều chuyên gia, việc giá vàng nhẫn chạm mốc 100 triệu đồng/lượng chỉ còn là vấn đề thời gian.
(VNF) - Giá vàng nhẫn sáng nay được điều chỉnh tăng tới hơn 1 triệu đồng mỗi lượng, lên gần 98 triệu đồng/lượng, mức đỉnh lịch sử. Giá vàng miếng cũng vượt 97 triệu đồng/lượng.
(VNF) - Bộ Xây dựng vừa có công điện gửi tới người đứng đầu của 12 địa phương về việc đề nghị đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và triển khai các dự án đầu tư kinh doanh công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
(VNF) - Giới chuyên gia nhìn nhận giá vàng có thể tăng lên mốc cao mới nhưng thị trường luôn tiềm ẩn rủi ro và biến động khó lường, nhà đầu tư không nên mua đuổi khi giá tăng quá nhanh.
(VNF) - THACO INDUSTRIES đang đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT), hình thành Trung tâm sản xuất linh kiện phụ tùng (LKPT) mang tầm khu vực, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, góp phần tạo lợi thế cho ngành công nghiệp ô tô của đất nước và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
(VNF) - Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Mỹ, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã tham gia ký kết và công bố loạt thỏa thuận hợp tác quan trọng giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ.
(VNF) - Với tinh thần “Nhất Tâm” và khát vọng cất cánh, SHB và T&T Group đã sẵn sàng đồng hành cùng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới. Tại đây, mỗi bước tiến là lời khẳng định đầy tự hào về sức mạnh, sự sáng tạo và tinh thần dân tộc.
(VNF) - Giá vàng nhẫn sáng nay tiếp tục đi lên, có nơi lên gần 97 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Giá vàng miếng cũng vượt 96 triệu đồng/lượng.
(VNF) - Giá vàng liên tục tăng cao và đang tiến sát mốc 100 triệu đồng/lượng. Nhu cầu mua vàng cũng tăng lên, nhiều người tìm đến "chợ mạng" để mua. Nhưng việc mua vàng trôi nổi tiềm ẩn nguy cơ mua phải vàng giả, vàng nhái, vàng kém chất lượng.
(VNF) - Giá vàng thế giới trong chiều 14/3 đã chính thức cán mốc quan trọng 3.000 USD/ounce. Giá vàng trong nước cũng tăng dữ dội và lập đỉnh lịch sử mới.
(VNF) - Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Mỹ làm việc với Cơ quan Đại diện Thương mại (USTR), Bộ Thương mại (DOC) và Bộ Năng lượng (DOE), Đặc phát viên của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tham dự và chứng kiến buổi lễ ký kết và công bố các thỏa thuận hợp tác, hợp đồng mua sắm máy móc, trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu và dịch vụ, hàng hóa giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ.
(VNF) - Giữa làn sóng bùng nổ của BĐS phía Tây Thủ đô, dự án Vinhomes Wonder City (Đan Phượng, Hà Nội) vừa mở bán đã thu hút nhiều nhà đầu tư nhờ những căn nhà thấp tầng mặt tiền “khủng”.
(VNF) - Từ chỗ luôn "dưới trướng", giá vàng nhẫn đã "vượt mặt" vàng miếng, lập đỉnh ở mức trên 96 triệu đồng/lượng. Với đà tăng mạnh của giá vàng nhẫn trong thời gian qua, mốc giá 100 triệu đồng được dự báo không còn xa.
(VNF) - Vào tối 20/3/2025, Nhà hát Hồ Gươm trở thành điểm hẹn của những tâm hồn yêu nghệ thuật khi Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội mang đến đêm nhạc "Những kiệt tác của Chủ nghĩa Cổ điển & Lãng mạn". ROX Group và MSB là hai đơn vị đồng hành góp sức đưa tinh hoa âm nhạc đến với khán giả Việt.