Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Phát biểu tại Hội nghị Thành ủy TP. HCM mở rộng tối 25/7, trong bối cảnh TP. HCM đã trải qua 17 ngày giãn cách cách xã hội theo Chỉ thị 16 và đã ghi nhận hơn 58.000 ca nhiễm trong đợt bùng phát dịch thứ tư, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho hay sau một tuần giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, TP. HCM đã nêu 3 kịch bản. Dù cố gắng nhưng thành phố vẫn phải áp dụng biện pháp số 2. Trong tình hình hiện nay, nhiều khả năng phải áp dụng biện pháp của tình huống thứ 3.
Chủ tịch TP. HCM cho biết hiện nay một số địa bàn vẫn diễn ra việc tiếp xúc, giao lưu với nhau, thậm chí nhiều người đi trên đường dù thành phố đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Ông Phong khẳng định việc này nguy hiểm, là nguyên nhân khiến dịch kéo dài, nếu không dừng lại tình hình thì dịch sẽ tồi tệ hơn, bắt buộc phải áp dụng biện pháp mạnh hơn, cao hơn, ảnh hưởng rất nhiều mặt đến đời sống xã hội.
Để không xảy ra kịch bản xấu nhất, ông Phong cho biết UBND TP đã ban hành Công văn 2468 về siết chặt Chỉ thị 16 với các biện pháp quyết liệt, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
"Nếu một người dân còn ra đường thì dịch còn diễn biến phức tạp nên người dân phải đặt mệnh lệnh cho chính mình là người cách người, gia đình cách gia đình, nhà cách nhà. Bắt đầu từ ngày mai tuyệt đối không ra đường sau 18h. Tất cả hoạt động trên địa bàn TP tạm dừng trừ hoạt động cấp cứu", Chủ tịch TP. HCM cho biết và mong người dân chia sẻ để cùng thành phố chống dịch.
Làm rõ hơn về quy định không ra đường từ 18h mỗi ngày, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong lý giải bắt đầu từ 26/7, sau 18h mỗi ngày, người dân không nên ra đường, hoạt động trên địa bàn thành phố tạm dừng tới 6h sáng hôm sau để đảm bảo giãn cách xã hội, hạn chế việc đi lại của người dân.
"Việc đó không đồng nghĩa là giới nghiêm", ông nói và lưu ý người dân không nên hiểu nhầm quy định này.
Lực lượng công an, quân sự và chính quyền địa phương phải tăng kiểm tra 24/24 tại khu dân cư, trên đường phố, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm, thậm chí tạm giữ hành chính trong trường hợp chống người thi hành công vụ. Người để dịch bệnh lây lan, gây hậu quả nghiêm trọng, cơ quan chức năng phải điều tra, khởi tố nếu cấu thành tội phạm.
Lãnh đạo thành phố cũng khẳng định sẽ xử lý nghiêm lãnh đạo nếu có thái độ thờ ơ, chậm xử lý phản ánh của người dân, khiến dịch bệnh lây lan.
Tại cuộc họp sáng cùng ngày, Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Trần Quang Lâm cho biết sở sẽ tham mưu UBND TP. HCM ban hành quy định shipper chỉ vận chuyển mặt hàng thiết yếu và từ chối vận chuyển các mặt hàng không phải hàng hóa thiết yếu.
Giám đốc Sở GTVT Trần Quang Lâm cũng bổ sung, người giao hàng (shipper) trên địa bàn TP. HCM chỉ được vận chuyển các mặt hàng thiết yếu. Lực lượng chức năng sẽ tiến hành kiểm tra và xử phạt nếu người giao hàng không thuộc các hãng vận chuyển, không xuất trình giấy tờ tùy thân và đang vận chuyển hàng không thiết yếu.
"Lực lượng chức năng các chốt sẽ kiểm tra, nếu không phải là shipper của các hãng công nghệ hoặc giao hàng mặt hàng không thiết yếu sẽ bị xử lý", ông Trần Quang Lâm nhấn mạnh.
Giám đốc Sở GTVT cũng cho hay Văn bản 2468 ngày 24/7 của UBND TP. HCM đã quy định rõ các đối tượng được phép lưu thông. Do đó, các trường hợp ngoài công văn nêu thì không được phép lưu thông.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.