Ukraine giáng ‘đòn đau đớn’ lên Nga

Minh Đăng - 13/09/2024 13:11 (GMT+7)

(VNF) - Một thỏa thuận cho phép khí đốt tự nhiên của Nga chảy vào châu Âu thông qua Ukraine sẽ kết thúc vào năm nay, được xem là "đòn đau đớn" cho Moscow, vốn đang mất hàng tỷ USD doanh thu do các lệnh trừng phạt, một chuyên gia năng lượng nói với Newsweek.

Dù vậy, các chuyên gia cũng cho rằng việc ngừng gia hạn thỏa thuận vận chuyển khí đốt có thời hạn 5 năm được ký kết vào năm 2019 giữa công ty nhà nước Naftogaz của Ukraine và công ty Gazprom của Nga cũng có thể khiến Kyiv mất đi một nguồn doanh thu quan trọng và làm tăng thêm sự bất ổn cho nguồn cung năng lượng của châu Âu vào mùa đông năm nay.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cố gắng khiến châu Âu phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt của Nga. Kể từ khi Nga đưa quân tới Ukraine vào năm 2022, ông đã sử dụng quyền tiếp cận nhiên liệu để gây áp lực lên các đồng minh của Ukraine nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt.

Tuy nhiên, châu Âu đã tìm thấy các nguồn nhập khẩu khí đốt dài hạn khác, trong đó có Na Uy và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ và những nơi khác để lấp đầy khoảng trống.

Lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu từ Nga đã giảm hơn 90% khiến Nga mất đi thị trường sinh lợi nhất của mình. Tập đoàn năng lượng nhà nước Nga Gazprom, bao gồm các doanh nghiệp dầu mỏ và điện, đã phải “trả giá đắt” cho chiến sự khi lần đầu tiên trong 1/4 thế kỷ, công ty này công bố khoản lỗ ròng năm 2023 là 7 tỷ USD.

Năm ngoái, Nga đã vận chuyển 14,6 tỷ m2 khí đốt qua Ukraine, giảm gần 2/3 so với mức 41,6 tỷm2 quá cảnh vào năm 2021.

Mặc dù Tổng thống Nga Putin đã bày tỏ mong muốn tiếp tục thỏa thuận quá cảnh, nhưng người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky đã tuyên bố sẽ loại trừ "các thành phần của Nga" khỏi mạng lưới quá cảnh của nước này.

Trong khi đó, các chuyên gia ước tính mức mất mát về khối lượng xuất khẩu của Ukraine khiến Nga thiệt hại tương đương khoảng 6,5 tỷ USD mỗi năm theo giá hiện tại.

"Gazprom sẽ mất gần 7 tỷ USD doanh thu từ động thái này, ngoài khoản lỗ 7 tỷ USD của năm ngoái - một đòn đau đối với Moscow ", ông James Hill, CEO của MCF Energy, nói với Newsweek.

Ông Hill cho rằng mặc dù đây là động thái táo bạo và là bước đi đúng hướng của Tổng thống Ukraine Zelensky, nhưng nó cũng đặt ra thách thức đáng kể mà châu Âu phải giải quyết trước ngày hết hạn hợp đồng vào tháng 12.

“Nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu có thể gặp rủi ro", ông nhấn mạnh thêm.

Theo ước tính của Mykhailo Svyshcho thuộc ExPro Consulting có trụ sở tại Kyiv, lượng khí đốt chảy qua Ukraine chỉ cung cấp chưa đến 5% nguồn cung cấp của châu lục này, nhưng việc không có thỏa thuận gia hạn không chỉ làm tổn hại đến vị thế là một đường ống dẫn khí đáng tin cậy của Ukraine mà còn có nguy cơ mất 800 triệu USD mỗi năm tiền phí vận chuyển.

Bộ trưởng Năng lượng Ukraine, ông German Galushchenko, cho biết Ukraine đã tổ chức các cuộc đàm phán quá cảnh với Azerbaijan, quốc gia cung cấp khí đốt cho 8 nước châu Âu, nhưng cho đến nay "vẫn chưa có đề xuất cụ thể nào từ các thương nhân cần được thảo luận".

Các thỏa thuận với Kazakhstan và các nhà cung cấp khác ở Trung Á cũng có thể khả thi, nhưng thời gian không còn nhiều trước khi thời hạn kết thúc.

"Hợp đồng có thời hạn 5 năm được ký vào năm 2019, trước chiến sự, đã tạo ra nguồn thu lớn cho Kyiv và Moscow", ông Hill cho biết.

Ông nhấn mạnh thêm rằng Ukraine và châu Âu phải có cách tiếp cận "mạnh mẽ" trước và sau khi hợp đồng hết hạn để đảm bảo an ninh và ổn định năng lượng, đồng thời bảo vệ chính mình khỏi sự trả đũa của Moscow nếu hợp đồng không được gia hạn.

"Moscow có thể cân nhắc tấn công vào mạng lưới đường ống dẫn khí đốt của Ukraine, vốn cho đến nay vẫn phần lớn được giữ nguyên. Nếu điều này xảy ra, nó có thể gây ra thảm họa cho bức tranh năng lượng của châu Âu", vị CEO nêu rõ.

Theo News Week
TT Nga Putin đe doạ ‘trả đũa’ ngành công nghiệp hạt nhân của phương Tây

TT Nga Putin đe doạ ‘trả đũa’ ngành công nghiệp hạt nhân của phương Tây

Tài chính quốc tế
(VNF) - Trong thông điệp gửi tới các bộ trưởng chính phủ Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moscow nên cân nhắc hạn chế xuất khẩu uranium, niken và titan để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Cùng chuyên mục
Giá USD tự do giảm mạnh, xuống dưới 25.000 đồng

Giá USD tự do giảm mạnh, xuống dưới 25.000 đồng

(VNF) - Giá USD trên thị trường tự do giảm mạnh, xuống dưới ngưỡng 25.000 đồng/USD ở chiều mua. Giá USD tự do đã "bốc hơi" gần 1.000 đồng so với mức giá đỉnh vào cuối tháng 6.

'Bão Yagi là lời cảnh tỉnh cho quy hoạch đô thị ven sông Hồng'

'Bão Yagi là lời cảnh tỉnh cho quy hoạch đô thị ven sông Hồng'

(VNF) - Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, bão số 3 (bão Yagi) chính là một lời cảnh tỉnh cho quy hoạch đô thị ven sông Hồng. Ông nói: "Cần phải xây dựng một chiến lược phát triển bền vững và ứng phó với thiên tai thay vì chỉ tập trung khai thác mà không có các biện pháp bảo vệ thích hợp".

Cách nào thiết lập các chốt chặn chống 'tẩy xanh'?

Cách nào thiết lập các chốt chặn chống 'tẩy xanh'?

(VNF) - Trong bối cảnh tài chính xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo trong các nền kinh tế, hiện tượng “tẩy xanh” (greenwashing) đang nổi lên như một rào cản đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền kinh tế.

'Check VAR' sao kê của MTTQ: Khoe ủng hộ 100 triệu, thực chất chỉ 10 nghìn?

'Check VAR' sao kê của MTTQ: Khoe ủng hộ 100 triệu, thực chất chỉ 10 nghìn?

(VNF) - Sau khi MTTQ công bố hơn 12.000 trang sao kê ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3, cộng đồng mạng "bóc mẽ" nhiều trường hợp người nổi tiếng trên mạng xã hội đăng hình khoe ủng hộ hàng chục, trăm triệu đồng nhưng thực tế là chiêu trò chỉnh sửa ảnh.

 Thiệt hại 1.200 tỷ do bão Yagi, TP.Hạ Long đề xuất các giải pháp hỗ trợ

Thiệt hại 1.200 tỷ do bão Yagi, TP.Hạ Long đề xuất các giải pháp hỗ trợ

(VNF) - Nhằm khắc phục hậu quả sau bão số 3, thành phố Hạ Long đã đề xuất các giải pháp giúp doanh nghiệp sớm khắc phục kho khăn

Ngân hàng đầu tiên giảm lãi suất cho vay cho khách hàng sau bão số 3

Ngân hàng đầu tiên giảm lãi suất cho vay cho khách hàng sau bão số 3

(VNF) - VPBank giảm trực tiếp lãi suất cho vay cho tất cả các khách hàng cá nhân có khoản vay hiện hữu tại ngân hàng và có tài sản bảo đảm nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Công nhân Samsung Ấn Độ tiếp tục đình công quy mô lớn, gây gián đoạn sản xuất

Công nhân Samsung Ấn Độ tiếp tục đình công quy mô lớn, gây gián đoạn sản xuất

(VNF) - Khoảng 900 nhân viên, chiếm một nửa lực lượng lao động tại nhà máy Samsung ở Chennai, Ấn Độ, tiếp tục đình công sang ngày thứ 5. Cuộc đình công đang làm gián đoạn sản xuất tại đơn vị thiết bị tiêu dùng, chủ yếu sản xuất tivi, tủ lạnh và máy giặt.

Cầu Nguyễn Khoái 3.700 tỷ, chưa khởi công đã lo chậm tiến độ

Cầu Nguyễn Khoái 3.700 tỷ, chưa khởi công đã lo chậm tiến độ

(VNF) - Theo kế hoạch, dự án cầu đường Nguyễn Khoái tại TP. HCM sẽ khởi công vào cuối năm 2024 và hoàn thành vào năm 2027. Tuy nhiên tiến độ thực hiện dự án có nguy cơ bị chậm trễ nếu các đơn vị liên quan không tăng tốc triển khai.

Ngân hàng cấp tập tăng vốn, ứng phó rủi ro và nợ xấu tăng cao

Ngân hàng cấp tập tăng vốn, ứng phó rủi ro và nợ xấu tăng cao

(VNF) - Rủi ro nợ xấu có xu hướng gia tăng trong nửa cuối năm 2024. Các ngân hàng đang đẩy mạnh tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo hệ số an toàn vốn.