Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Tỷ giá USD/VND tăng nóng và hành động của NHNN
Từ đầu năm đến nay, câu chuyện tỷ giá “nóng” trở lại. Ngay từ đầu năm, tỷ giá USD/VND đã biến động mạnh trên các thị trường, đặc biệt là trên thị trường tự do. Giá USD trên thị trường tự do liên tục tăng cao và lập kỷ lục mới.
Ngày 11/3, tỷ giá USD/VND trên thị trường này đã cán mốc 25.700 đồng/USD (giá bán ra), mức cao nhất từ trước đến nay. Giá mua vào thấp hơn khoảng 200 đồng. So với đầu năm, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do đến ngày 11/3 đã tăng khoảng 930 đồng, tương đương mức tăng gần 3,8%.
Tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá USD/VND cũng đang giao dịch tại vùng cao lịch sử 24.800 đồng/USD.
Giá USD "chợ đen" duy trì trên mốc 25.000 đồng/USD từ giữa tháng 2 đến nay. Cũng bởi đà tăng giá này, giá USD tự do kéo giãn mức chênh với ngân hàng thương mại, cao hơn ở mức 700-1.000 đồng (bán ra - mua vào).
Tình trạng găm giữ ngoại tệ trong bối cảnh đồng USD liên tục tăng tại thị trường trong nước lẫn thế giới được cho là nguyên nhân khiến giá USD trên thị trường tự do chênh lệch lớn với ngân hàng.
Tỷ giá USD/VND tăng nóng trong bối cảnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn dồn dập lập đỉnh, thanh khoản trên hệ thống ngân hàng dồi dào.
Trước tình trạng trên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có động thái ứng phó với biến động tỷ giá trên thị trường tự do, với việc chào bán tín phiếu trở lại theo hình thức đấu thầu trong phiên giao dịch ngày 11/3, sau 4 tháng tạm ngưng.
Theo giới phân tích, động thái này nhằm hỗ trợ cho tỷ giá đang xuất hiện nhiều áp lực thời gian gần đây. Việc phát hành tín phiếu, hút bớt thanh khoản trên thị trường 2 làm tăng lãi suất VND, giảm áp lực đầu cơ USD trong ngắn hạn.
Sau 2 phiên 11-12/3, NHNN đã hút về gần 30.000 tỷ đồng ra khỏi hệ thống ngân hàng qua kênh tín phiếu.
Thực tế, ngay sau khi NHNN có biện pháp kiểm soát tỷ giá hối đoái, thị trường ngoại tệ đã hạ nhiệt. Ngày 12/3, giá USD "chợ đen" đã quay đầu giảm tới 100 đồng, về mức 25.600 đồng/USD (bán ra). Tuy nhiên, mức giá này vẫn khá cao so với tỷ giá trung tâm.
Mấy phiên gần đây, NHNN liên tục điều chỉnh tỷ giá trung tâm đi xuống. Từ mức trên 24.000 đồng, đến ngày 12/3, tỷ giá trung tâm hạ còn 23.955 đồng.
Việc NHNN kéo tỷ giá trung tâm đi xuống và hành động hút tiền về qua việc phát hành tín phiếu đã giúp tỷ giá trên thị trường giảm nhiệt.
Biến động tỷ giá có đáng lo?
Hiện tượng USD tăng giá mạnh so với VND ngay trong quý I là một diễn biến bất ngờ bởi đây thường là giai đoạn nguồn cung ngoại tệ dồi dào. USD từ kiều hối, xuất khẩu, FDI… thường dồn vào khoảng thời gian này.
Theo giới chuyên gia, tỷ giá tăng mạnh trong thời gian gần đây bởi nhiều nguyên nhân từ trong nước lẫn thế giới.
Việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) không giảm lãi suất trong kỳ họp ngày 21/3 tới là nguyên nhân khiến giá USD thế giới tăng cao, gây áp lực lên tỷ giá.
Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, giảm lãi suất huy động dường như đã tới giới hạn. Lãi suất cho vay giảm nhưng sức hấp thụ vốn không mạnh như kỳ vọng. Tăng trưởng tín dụng đầu năm đang âm, tiền trong hệ thống ngân hàng dư thừa.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng, việc giá vàng thế giới tăng mạnh và chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới càng lớn thì áp lực lên tỷ giá USD/VND càng cao, đặc biệt trên thị trường tự do.
Diễn biến tỷ giá đang nóng nhưng Chứng khoán MB (MBS) cho rằng rủi ro tỷ giá chỉ mang tính giai đoạn nhất thời.
Cùng quan điểm, VDSC nhìn nhận, vốn FDI cũng tích cực trong 2 tháng đầu năm, đạt 2,8 tỷ USD (tăng 9,8% so với cùng kỳ). Đây là lý do khiến công ty này không quá quan ngại về áp lực mất giá tiền Đồng.
Ông Nguyễn Thế Minh cũng cho rằng tỷ giá trong thời gian tới sẽ không đáng ngại vì mức độ mất giá của VND thời gian qua vẫn thấp hơn một số đồng tiền khác.
Theo Barry Weisblatt, đồng VND vẫn nằm trong số những đồng tiền ổn định nhất khu vực nhờ thặng dư thương mại cao (28,3 tỷ USD năm 2023), cán cân thanh toán cao (khoảng 5-6% GDP năm 2023); vốn FDI giải ngân mạnh (23,1 tỷ USD năm 2023, tăng 3,5% so với năm trước) và dòng kiều hối ổn định (16 tỷ USD, tăng 32%).
MBS dự báo tỷ giá năm 2024 sẽ dao động trong vùng 23.800-24.300 đồng/USD và vẫn tiếp tục sẽ được hỗ trợ bởi các yếu tố bao gồm thặng dư thương mại tuy nhiên sẽ có thể không còn tốt như bây giờ khi xuất nhập khẩu sẽ phục hồi, giải ngân FDI tích cực, lượng kiều hối ổn định, du lịch quốc tế hồi phục mạnh.
Các chuyên gia cho rằng, NHNN sẽ sớm có biện pháp để ổn định tỷ giá.
Ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết VNCSI (CSI) cho rằng, tình hình tỷ giá cũng không quá căng thẳng và NHNN có thể chủ động điều tiết. NHNN có thể có các biện pháp mạnh tay hơn như bán ngoại tệ… Nhưng quan trọng hơn, kỳ vọng Fed giảm lãi suất từ tháng 6 là cao do vậy đồng USD trên thị trường quốc tế sẽ giảm, qua đó bớt áp lực cho tỷ giá USD/VND.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, nếu tỷ giá có xu hướng tăng tiếp, NHNN có thể bán ra một phần ngoại tệ trong dự trữ ngoại hối nhằm tạo điều kiện cho hệ thống tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức và cá nhân. Song việc bán ngoại tệ này cũng cần phải cân trên góc độ cục diện toàn nền kinh tế.
Để có nguồn thu ngoại tệ dồi dào, Chính phủ và các bộ, ngành cần tiếp tục những chính sách để đẩy mạnh xuất khẩu hay tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhiều hơn, từ đó giảm áp cho tỷ giá.
Ông Hiếu cũng cho biết hiện nay hoạt động đầu cơ, găm giữ ngoại tệ trong nước đang tăng lên đáng kể, đẩy tỷ giá hối đoái trên thị trường chợ đen tăng nhanh hơn tỷ giá ngân hàng. Vì thế, NHNN có thể sử dụng các biện pháp hành chính để ngăn chặn được giá bán USD trên thị trường tự do cũng như giảm thiểu được hoạt động đầu cơ này.
Còn theo SSI Research, các hành động của NHNN nhằm ổn định tỷ giá có thể được tính đến, trước mắt có thể là việc phát hành trở lại tín phiếu. Song nhu cầu ngoại tệ tăng dần từ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và việc bán dự trữ ngoại hối cũng có thể xem xét.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.