(VNF) - Năm 2018, dù lặng lẽ nhưng VAMC đã xử lý một núi nợ, trong đó có những hạng mục đạt 226% kế hoạch Ngân hàng Nhà nước giao.
VAMC đã làm vợi bớt đáng kể các khoản nợ xấu trong năm 2018
Trao đổi với VietnamFinance, lãnh đạo Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho biết, điểm nhấn hoạt động đáng chú ý nhất trong năm 2018 là mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt.
Thắng lợi ở 3 hạng mục
Theo đó, mua bằng trái phiếu đặc biệt đối với 761 khoản nợ của 13 tổ chức tín dụng, đạt 30.917 tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng với giá mua 29.812 tỷ đồng. Luỹ kế từ khi bắt đầu hoạt động đến 31/12/2018, VAMC đã mua tổng dư nợ gốc nội bảng là 338.849 tỷ đồng, giá mua nợ là 307.567 tỷ đồng.
Thứ hai là mua nợ theo giá thị trường. Mặc dù vốn điều lệ chưa cấp đủ theo lộ trình như quy định tại Quyết định 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng trong năm 2018, tuy nhiên, định chế này đã mua được 40 khoản, với tổng giá trị 2.818,70 tỷ đồng. Nhờ đó, đã giúp xử lý hơn 5.200 tỷ đồng dư nợ xấu cho các đơn vị trong hệ thống, tăng 1.684 tỷ đồng so với 2017.
Song song, VAMC cũng ký nhiều hợp đồng nguyên tắc mua nợ theo giá thị trường với các định chế khác, giá mua dự kiến là 2.000 tỷ đồng. Những khoản này sẽ thực hiện trong năm 2019.
Thứ ba là công tác xử lý nợ. Theo lãnh đạo VAMC, năm 2018, VAMC đã phối hợp cùng các tổ chức tín dụng xử lý được 78.000 tỷ đồng dư nợ gốc (đạt 226% kế hoạch NHNN phê duyệt) với giá trị thu hồi nợ đạt 37.250 tỷ đồng.
Để ra được con số này, đối với các khoản nợ đã mua bằng trái phiếu đặc biệt, VAMC phối hợp với các tổ chức tín dụng xử lý nợ đạt hơn 74.452 tỷ đồng dư nợ gốc, thu hồi nợ được 33.702 tỷ đồng, thông qua các biện pháp bán nợ, bán tài sản bảo đảm, bán lại nợ cho các đối tác.
Đặc biệt, đối với những khoản nợ đã được mua theo giá thị trường, định chế này triển khai ngay các biện pháp xử lý thu hồi nợ, từ việc trực tiếp thu giữ và xử lý đến phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ khách hàng hoàn thiện thủ tục pháp lý đối với tài sản đã mua, nhất là bất động sản.
Riêng ở khoản mục này, trong năm 2018, đã thu hồi được 3.547,94 tỷ đồng, đưa lũy kế con số này từ khi thành lập đến 31/12/2018 là 119.118 tỷ đồng.
Cùng đó, VAMC cũng thực hiện cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi cho khách hàng, dĩ nhiên là chỉ áp dụng với các doanh nghiệp có dòng tiền vận hành tốt, sản xuất hồi phục rõ ràng.
Chỉ tiêu
Luỹ kế đến 31/12/2017
Năm 2018
Luỹ kế đến 31/12/2018
Số tiền miễn giảm lãi
2.230
1.150
3.380
Dư nợ gốc được điều chỉnh giảm lãi suất
2.230
6
2.236
Dư nợ gốc được cơ cấu lại thời hạn trả nợ
1.138
0
1.138
Nguồn: VAMC, đơn vị: tỷ đồng
Những rào cản gây khó cho VAMC
Trong 5 năm hoạt động, VAMC gặp hết vướng mắc này đến khó khăn khác. Mặc dù Quốc hội, Chính phủ đã tháo gỡ một phần lớn thông qua Nghị quyết 42 nhưng hiện tại, định chế này đối mặt với không ít trở ngại.
Trước hết, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa đầy đủ, đồng bộ để hoạt động mua bán nợ xấu được thực hiện thông suốt. Thậm chí, có không ít văn bản quy định chồng chéo, mâu thuẫn và “hình sự hoá”, khiến VAMC không dám mạnh dạn hoạt động.
Tiếp đó, nguồn lực tài chính của VAMC còn hạn chế và chưa phù hợp với yêu cầu xử lý nợ theo chức năng, nhiệm vụ; nhất là vấn đề mua nợ theo giá thị trường. “Việc xử lý nợ xấu của VAMC không thể triệt để và hiệu quả nếu không có dòng tiền thực sự để hỗ trợ các TCTD, khách hàng”, đại diện VAMC cho biết.
Hiện tại, VAMC đã được Nhà nước cấp 2.000 tỷ đồng vốn điều lệ nhưng theo lộ trình tăng vốn điều lệ đã được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước chấp thuận: đến năm 2018 vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng, đến 2020 vốn điều lệ của VAMC dự kiến tăng lên 10.000 tỷ đồng thì số vốn điều lệ hiện tại của VAMC còn hạn chế so với yêu cầu nhiệm vụ.
Cùng đó, theo lãnh đạo VAMC, về cơ bản, Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội là cơ sở pháp lý quan trọng để xử lý những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong xử lý nợ xấu thời gian qua. Nhưng, trong quá trình triển khai thực hiện, đã bộc lộ một số quy định pháp lý cần tiếp tục được nghiên cứu, điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát sinh, chẳng hạn: quyền thu giữ tài sản bảo đảm, áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp theo Điều 8 Nghị quyết 42 …
Chưa kể, nghiệp vụ định giá nợ xấu (đặc biệt liên quan đến doanh nghiệp nhà nước) phức tạp và chưa có cơ chế xử lý phần chênh lệch (giữa giá mua về và giá bán theo thị trường).
Các chuyên gia luật cho rằng, đây là điểm cực kỳ nhạy cảm, bởi khi các quy định pháp lý chưa rõ ràng, không có cơ chế để bảo vệ cán bộ VAMC và tổ chức định giá khi xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường bị lỗ từ nguyên nhân khách quan.
Một yếu tố nữa là chính sách thuế chưa hỗ trợ tích cực cho quá trình xử lý tài sản bảo đảm thu nợ xấu; chưa có chính sách khuyến khích khách hàng vay/bên bảo đảm tự nguyện bàn giao tài sản cho VAMC và/hoặc tổ chức tín dụng xử lý thu hồi nợ.
Mục tiêu xử lý nợ xấu của VAMC trong năm 2019. Nguồn: VAMC. Biểu đồ: An Thơ
(VNF) - Với mong muốn trở thành đối tác tài chính chiến lược đồng hành cùng sự phát triển bền vững của ngành điện Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tiếp tục triển khai và đẩy mạnh gói tài trợ chuỗi cung ứng ngành điện, cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, tối ưu cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu và thực hiện các gói thầu, dự án, hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
(VNF) - Ông Tô Huy Vũ được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank từ 3/4/2025 và giữ chức Bí thư Đảng ủy Agribank nhiệm kỳ 2020-2025.
(VNF) - Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank - HoSE: HDB) công bố tài liệu phục vụ Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, với mục tiêu lợi nhuận vượt 21.000 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2024.
(VNF) - SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất năm 2025”, ghi nhận cho những nỗ lực của Ngân hàng trong việc thúc đẩy các giải pháp tài chính mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội và môi trường.
(VNF) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt và đột phá .
(VNF) - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) triển khai gói tín dụng đặc biệt với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nhà ở cho người trẻ.
(VNF) - Nhiều ý kiến lo ngại việc Tổng thống Trump áp thuế quan đối ứng lên tới 46% sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng tín dụng - vốn luôn gắn liền với nhu cầu vốn của doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp thuộc khu vực xuất khẩu.
(VNF) - Nam A Bank vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 1.214 tỷ đồng, tăng gần 22% so với cùng kỳ. Đây là ngân hàng đầu tiên công bố kết quả kinh doanh quý I năm nay.
(VNF) - BIDV đã chính thức soán ngôi Agribank, trở thành ngân hàng được gửi tiền nhiều nhất Việt Nam. Trước đó, Agribank luôn duy trì vị trí này trong nhiều năm.
(VNF) - Sau Techcombank, VIB, VPBank và MB, TPBank là ngân hàng tiếp theo gia nhập cuộc chơi tài trợ cho các show ca nhạc khi trở thành nhà tài trợ chính cho chương trình âm nhạc thực tế "Em xinh say hi".
(VNF) - Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank - HoSE: HDB) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024. Toàn bộ các chỉ tiêu sau kiểm toán không thay đổi so với báo cáo ngân hàng tự lập đã công bố.
(VNF) - Kết thúc quý I/2025, các chỉ số kinh doanh của Nam A Bank (HoSE: NAB) tiếp tục ghi nhận nhiều chỉ tiêu tăng trưởng ổn định, thanh khoản dồi dào, danh mục tài sản tiếp tục được cơ cấu theo hướng bền vững và hiệu quả nhất. Đồng thời, ngân hàng cho biết cũng đang triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng nhằm chung tay cùng Chính phủ thúc đẩy kinh tế vĩ mô.
(VNF) - Năm nay, bên cạnh kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ cao nhằm tăng vốn, nhiều ngân hàng dự kiến chi hàng nghìn tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông.
(VNF) - VCCI kiến nghị cần xem xét đề xuất cho phép tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quyền thu giữ tài sản bảo đảm, trong khi các chủ thể khác không có quyền tương tự.
(VNF) - Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2025, OCB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 5.338 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2024. Đồng thời, 2025 cũng là năm đầu tiên OCB có kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt.
(VNF) - Trong bối cảnh khu vực kinh tế tư nhân - mà nòng cốt là doanh nghiệp SME - được xác định là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế quốc gia, các mô hình ngân hàng số đồng hành toàn diện trở thành trợ lực cần thiết để SME bứt tốc. Khẳng định hiệu quả trong hướng đồng hành này, HDBank vừa được The Asian Banker vinh danh là “Ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính số tốt nhất cho SME tại Việt Nam”.
(VNF) - Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.
(VNF) - Theo chuyên gia FPT Digital, công nghệ giúp tăng tốc độ xét duyệt, giảm thiểu rủi ro, nhưng bài toán cân bằng giữa tự động hóa và yếu tố con người vẫn là một thách thức lớn đối với các tổ chức tài chính.
(VNF) - Ngân hàng sẽ tiếp tục phải đẩy mạnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) để tăng vốn cấp 2 nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng như định hướng của Chính phủ trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động được kiểm soát để không tăng.
(VNF) - Tỷ giá VND/USD đang tăng nóng, vượt 26.000 đồng/USD và vẫn đối mặt với nhiều áp lực. Giảm lãi suất là 'bài toán khó' với các ngân hàng. Đó là những thông tin đáng chú ý trong lĩnh vực ngân hàng tuần qua.
(VNF) - Ngoài đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng gấp 2 lần so với năm 2024, ABBank còn đề ra kế hoạch bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2025 - 2027 trong kỳ ĐHĐCĐ thường niên năm nay.
(VNF) - Với mong muốn trở thành đối tác tài chính chiến lược đồng hành cùng sự phát triển bền vững của ngành điện Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tiếp tục triển khai và đẩy mạnh gói tài trợ chuỗi cung ứng ngành điện, cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, tối ưu cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu và thực hiện các gói thầu, dự án, hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.