Vay 832 triệu USD đầu tư dự án khí đốt lô B - Ô Môn
(VNF) - Theo tờ Nikkei Asia, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và các tổ chức cho vay tư nhân sẽ cấp khoản vay hợp vốn khoảng 832 triệu USD cho dự án phát triển khí đốt lô B - Ô Môn.
Theo thông báo được Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) đưa ra ngày 8/7, tổ chức này sẽ đóng góp 415 triệu USD cho thoả thuận đồng tài trợ, trong khi các tổ chức cho vay tư nhân khác sẽ cung cấp phần còn lại.
Cụ thể hơn, ngày 5/7, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản đã ký các thỏa thuận cho với 3 công ty con của Công ty Thăm dò Dầu khí Mitsui (MOECO), bao gồm công ty Dầu khí MOECO Việt Nam - Vietnam Petroleum, công ty Dầu khí MOECO Tây Nam Việt Nam - MOECO Southwest Vietnam Petroleum, và công ty Đường ống MOECO Tây Nam Việt Nam - MOECO Southwest Vietnam Pipeline B.V.
Số tiền JBIC cho vay lần lượt lên tới khoảng 167 triệu USD, khoảng 161 triệu USD và khoảng 87 triệu USD, tổng là 415 triệu USD.
Ngoài JBIC, các khoản vay này được đồng tài trợ với các tổ chức tài chính tư nhân. Do đó, số tiền đồng tài trợ cho mỗi đơn vị tăng lên lần lượt là 335 triệu USD, 322 triệu USD và 175 triệu USD, tổng 832 triệu USD.
Theo JBIC, khoản vay này nhằm cung cấp nguồn vốn cần thiết để MOECO phát triển mỏ khí Lô B nằm ngoài khơi bờ biển Tây Nam Việt Nam và xây dựng đường ống vận chuyển khí nhiên liệu đến các nhà máy nhiệt điện ở khu vực Tây Nam đất nước.
Trước đó, ngày 29/3, tờ Nikkei Asia cũng đưa tin Tập đoàn đầu tư Mitsui của Nhật Bản tuyên bố họ sẽ đầu tư khoảng 84 tỷ yên (560 triệu USD) cho dự án Lô B - Ô Môn.
Chuỗi dự án khí Lô B được đánh giá là 1 đại dự án với vốn xây dựng cơ bản đạt 14 tỷ USD, vòng đời 23 năm bao gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn xây dựng từ năm 2024-2027, giai đoạn khai thác và mở rộng từ năm 2028-2050.Lô B bao gồm 3 phân khúc: thượng nguồn (phát triển mỏ khí), trung nguồn (vận chuyển khí) và hạ nguồn (phát điện).Tổng trữ lượng ước tính của các mỏ khí Lô B đạt 107 tỷ m3 khí và 12,65 triệu thùng condensate. Sản lượng khí đạt 5-7 tỷ m3/năm trong vòng đời 23 năm của dự án. Mục đích của dự án Lô B là đáp ứng nhu cầu điện cho khu vực Tây Nam Việt Nam khi trữ lượng khí của mỏ khí PM3 hiện tại ngày càng cạn kiệt.
Chính phủ Việt Nam mới đây cũng đã phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII ngày 2/4, kèm mốc thời gian vận hành thương mại cho các nhà máy điện Lô B. Theo đó, kế hoạch thực hiện đặt mục tiêu thời gian vận hành thương mại của Ô Môn II, III & IV lần lượt vào năm 2027/2030/2028 để sử dụng nguyên liệu khí Lô B.
Tập đoàn Mitsui đã tiến hành thăm dò từ năm 1996 và Mitsui Oil Exploration (MOECO) nắm giữ 23% cổ phần trong lĩnh vực khí đốt thượng nguồn và 15% cổ phần trong lĩnh vực đường ống dẫn khí.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nắm giữ 42% cổ phần hoạt động trong phần thượng nguồn của dự án. Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), là công ty con của PVN, nắm giữ 27% cổ phần trong khi PTT Exploration and Production (PTTEP) có trụ sở tại Thái Lan nắm giữ 8% cổ phần.
PetroVietnam Gas (PV Gas), một công ty con của PVN nắm giữ 51% cổ phần trong đường ống trong khi PVN nắm giữ 29% cổ phần.
Đại dự án 14 tỷ USD, động lực tăng trưởng mới của nhóm dầu khí
- Hưng Yên đón 630 triệu USD vốn FDI và 10.000 tỷ đầu tư trong nước 08/07/2024 09:30
- Bộ Công Thương phân công nhiệm vụ, 2 thứ trưởng chia nhau lĩnh vực năng lượng 08/07/2024 06:22
- Bàu Bàng: Bất động sản ‘cất cánh’ nhờ thu hút vốn FDI cao 08/07/2024 05:34
Đột nhập Làng Đại học Đà Nẵng quy hoạch 'treo' suốt 27 năm
(VNF) - Dự án ở địa phần Đà Nẵng đến nay đã được giải phóng mặt bằng trên một diện tích lớn và vẫn còn một số hộ dân. Những căn hộ dời đi mặt bằng đã được đập để bàn giao mặt bằng sạch.