'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Mặc dù dịch Covid-19 bùng phát trong cộng đồng lần thứ tư diễn biến phức tạp, GDP của Việt Nam vẫn tăng trưởng 6,61% trong quý II/2021 và 5,64% trong nửa đầu năm 2021 (so với mức tăng 1,82% trong nửa đầu năm 2020 và 6,77% trong nửa đầu năm 2019).
Trong 3 khu vực chính của nền kinh tế, khu vực Công nghiệp/Xây dựng ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất 8,36% trong 6 tháng đầu năm 2021 (tăng 2,91% trong cùng kỳ năm 2020). Đáng chú ý, ngành sản xuất/chế biến/chế tạo đã ghi nhận mức tăng 11,42%, là mức tăng cao thứ hai trong cùng kỳ giai đoạn 2012-2021 (6 tháng đầu năm 2018 tăng 12,87%), đóng góp 51,4% trong tăng trưởng GDP.
Các biện pháp giãn cách cách xã hội được áp dụng ở nhiều tỉnh/thành phố đã tác động lớn đến khu vực Dịch vụ. Tuy nhiên, khu vực này vẫn ghi nhận tăng trưởng 3,96% trong 6 tháng đầu năm 2021 (so với mức tăng 0,46% trong cùng kỳ năm 2020).
Dù khu vực Nông/Lâm/Ngư nghiệp chỉ tăng trưởng 3,82% trong 6 tháng đầu năm 2021, kết quả này vẫn là mức tăng cao nhất trong cùng kỳ giai đoạn 2012- 2021.
Bất chấp những tín hiệu có phần tích cực trong quý II, triển vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam đang trở nên "kém sắc" trong bối cảnh TP. HCM - đầu tàu kinh tế của đất nước - liên tục phải áp dụng các biện pháp mạnh để chống dịch.
Trong báo cáo phân tích công bố gần đây, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã điều chỉnh giảm kỳ vọng tăng trưởng GDP năm 2021 từ 6,7% xuống 5,5%.
Mức điều chỉnh giảm rất mạnh này được VCSC lý giải là do sự gia tăng của các ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là ở TP. HCM, có thể dẫn đến những biện pháp giãn cách cao hơn ở các tỉnh/thành phố này và sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế quý III. VCSC giả định tình hình dịch bệnh sẽ được kiểm soát trong quý III.
Điểm lạc quan là tốc độ tiêm chủng tại Việt Nam được dự báo nhanh hơn trong nửa cuối năm và sự phục hồi kinh tế toàn cầu đang diễn ra sẽ giúp hạn chế tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Ngành sản xuất/chế biến/chế tạo của Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu.
Rủi ro mà VCSC lo ngại nhưng chưa đưa vào mô hình dự báo là làn sóng dịch Covid-19 thứ tư có thể kéo dài sang quý IV/2021, thậm chí, các biện pháp giãn cách cách xã hội được thực hiện trên toàn quốc để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Trước VCSC, HSBC cũng đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam từ 6,6% xuống 6,1%.
Mặc dù vậy, cơ quan này vẫn đánh giá Việt Nam có thể tiếp tục là điểm sáng trong khu vực sau khi lấy lại tiến độ phục hồi bền vững. Mức tăng trưởng này hoàn toàn nằm trong giới hạn mục tiêu phấn đấu Chính phủ Việt Nam đề ra là từ 6-6,5%.
Ở báo cáo công bố hồi đầu tháng 7, Công ty Chứng khoán MB (MBS) đánh giá mặc dù môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam gặp nhiều thách thức do dịch Covid-19 song sẽ phục hồi mạnh trong năm 2021, đi cùng với đà phục hồi của kinh tế thế giới và đạt tăng trưởng GDP trên 6%.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.