Vén màn giới chủ dự án khu du lịch Thiên Đàng (Quảng Ngãi): Bất ngờ công ty vốn 15.000 tỷ

Hải Thu - 19/11/2021 17:02 (GMT+7)

Chủ đầu tư của khu du lịch sinh thái Thiên Đàng là Công ty Cổ phần Thiên Đàng đã sáp nhập vào Công ty Đầu tư Phát triển Nam Quảng Nam - đơn vị có màn tăng vốn cực sốc từ 820 tỷ đồng (2014) lên 15.000 tỷ đồng (2018).

Nằm ở cuối tuyến đường ven biển qua địa phận Quảng Nam và đầu tuyến ven biển Quảng Ngãi, dự án khu du lịch sinh thái Thiên Đàng là cửa ngõ nối giữa hai địa phương. Dự án được kỳ vọng sẽ trở thành cái bắt tay hợp tác phát triển trên nhiều lĩnh vực của tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, đặc biệt là khai thác du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng và khám phá. Tuy nhiên, những kỳ vọng đầu tư ban đầu đã tắt ngấm, khi dự án này liên tục trễ hẹn tiến độ, sai chồng sai và bỏ hoang suốt thời gian dài.

thien-dang-quang-ngai-landnet

Dự án khu du lịch sinh thái Thiên Đàng bỏ hoang nhiều năm nay

Theo tìm hiểu, dự án khu du lịch sinh thái Thiên Đàng đã được Ban Quản lý khu công nghiệp Dung Quất (sau này là Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi) cấp chứng nhận đầu tư từ năm 2005 (điều chỉnh lần 1 vào năm 2009) và giao cho Công ty TNHH Thiên Đàng làm chủ đầu tư. Đến năm 2008, dự án mới được giao đất, với tổng diện tích hơn 106 ha.

Theo tiến độ được phê duyệt ban đầu, khu du lịch sinh thái Thiên Đàng được chia làm hai giai đoạn, cụ thể: giai đoạn I có quy mô hơn 32ha, triển khai từ năm 2005 đến cuối năm 2006, tổng mức đầu tư là 129,4 tỷ đồng; giai đoạn II từ năm 2007 và hoàn thành đi vào hoạt động đầu năm 2009.

Dự án sẽ hình thành các khu chức năng với cái tên rất mĩ miều như: Thiên Đàng Mùa Xuân, Thiên Đàng Mùa Thu, Thiên Đàng Mùa Đông, Thiên Đàng Mùa Hè... và các hạng mục hạ tầng giao thông, cây xanh và xây dựng đảo Hòn Ông.

Tuy nhiên, đó chỉ là kế hoạch được vẽ ra trên giấy, còn thực tế dự án này đã liên tục trễ tiến độ nhiều năm nay!

Theo báo chí phản ánh, dự án đã xây được một số hạng mục giai đoạn I như dãy nhà nghỉ, nhà biệt thự, nhà ở công nhân, khu nhà hàng hải sản… Song, tất cả đều có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp, không sử dụng. Dãy cảnh quan, kè ven biển bị sóng đánh gãy, sập, nham nhở. Giai đoạn II của dự án mới chỉ triển khai xây dựng một ít hạng mục, phần lớn diện tích còn lại đang chờ bồi thường giải phóng mặt bằng.

quang ngai - landnet

Dãy nhà hàng ven biển xuồng cấp, hư hại

du-an-thien-dang-ladnet

Cỏ mọc um tùm xung quanh dự án...

Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của dự án, tỉnh Quảng Ngãi đã nhiều lần có văn bản chỉ đạo xử lý, chủ trương điều chỉnh dự án... Tuy nhiên, chủ đầu tư vẫn không thực hiện.

Không chỉ ì ạch trong việc triển khai dự án, chậm tiến độ, chủ đầu tư còn liên tục sai chồng sai với hàng loạt vi phạm như: thi công khi chưa được giao đất, chưa có giấy phép xây dựng, chưa có hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được thẩm định… Thậm chí, khi được giao đất (năm 2008), dự án lại được cấp giấy chứng nhận đất công nghiệp, trong khi theo quy hoạch đây là đất thương mại...

Gần đây nhất, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, đã ký bản kết luận thanh tra dự án khu du lịch sinh thái Thiên Đàng dài 16 trang chỉ ra nhiều vi phạm trong hồ sơ pháp lý, tiến độ xây dựng dự án này.

Những cổ đông nghìn tỷ

Sau khi có kết luận thanh tra của tỉnh Quảng Ngãi, đại diện chủ đầu tư khu du lịch sinh thái Thiên Đàng đã có những động thái đầu tiên. Đơn vị này thừa nhận phần lỗi của mình và đang phối hợp với các đơn vị chức năng để khắc phục, xử lý. Đồng thời, doanh nghiệp này cũng mong muốn tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ thực hiện giải tỏa dự án, quảng bá du lịch và được tiếp tục triển khai dự án.

“Đến nay, tổng số tiền đầu tư dự án hơn 1.825 tỷ đồng, chúng tôi nỗ lực, toàn tâm để triển khai, nhưng vừa qua, dự án gặp khó khăn do bão, dịch bệnh Covid-19, công tác thanh tra nên đang tạm ngừng”, phía chủ đầu tư chia sẻ.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu, chủ đầu tư của dự án khu du lịch sinh thái Thiên Đàng này nằm trong vòng tròn quan hệ với một loạt pháp nhân có vốn lên đến vài chục nghỉn tỷ!

Đầu tiên phải nhắc đến Công ty TNHH Thiên Đàng – đơn vị được tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận chủ đầu tư dự án khu du lịch sinh thái Thiên Đàng. Công ty TNHH Thiên Đàng có địa chỉ tại thôn Trung An, xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, sau đổi tên thành Công ty Cổ phần Thiên Đàng.

Tuy nhiên, vào năm 2018, Công ty Cổ phần Thiên Đàng đã giải thể. Nguyên nhân giải thể là do sáp nhập vào Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Nam Quảng Nam. Điều này đồng nghĩa Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Nam Quảng Nam đã trở thành chủ đầu tư của dự án khu du lịch sinh thái Thiên Đàng.

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Nam Quảng Nam (Nam Quảng Nam) tiền thân là Công ty Cổ phần Đầu tư Miền Trung, được thành lập vào năm 2009, có địa chỉ tại khu du lịch sinh thái Chu Lai, xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Trong cơ cấu tổ chức của Nam Quảng Nam không thể không nhắc đến cái tên Phan Mộng Hoàng – một mắt xích quan trọng trong vòng tròn pháp nhân liên quan đến Nam Quảng Nam. Ông Hoàng từng giữ chức chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật tại Nam Quảng Nam. Tuy nhiên, hiện tại vị trí người đại diện theo pháp luật này đã do Tổng giám đốc Phạm Văn Hải thay thế.

Nam Quảng Nam có quá trình tăng vốn điều lệ đáng kinh ngạc. Tháng 4/2014, công ty này đã tăng vốn điều lệ từ 820 tỷ đồng lên 2.235 tỷ đồng. Đến tháng 5/2015, vốn điều lệ tiếp tục tăng lên 2.525 tỷ đồng. Đến tháng 10/2018, vốn điều lệ đã tăng cực mạnh, gấp 6 lần, lên 15.000 tỷ đồng! Đáng chú ý, tài sản góp vốn 100% là tiền mặt.

Về cơ cấu cổ đông, Nam Quảng Nam được góp vốn bởi một loạt pháp nhân gồm: Công ty Cổ phần Thiên Đàng (đại diện Phạm Văn Hải) nắm 13,41%, Công ty Cổ phần Đầu tư Phi Long (đại diện Trần Văn Thắng) nắm 8,54%, Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Nam (đại diện Phan Mộng Hoàng) nắm 4,88% và Công ty Cổ phần Đầu tư miền Nam (đại diện Nguyễn Văn Tùng) nắm 36,59%.

Ngoại trừ Công ty Cổ phần Thiên Đàng đã được sáp nhập, còn các cổ đông khác ít nhiều đều có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Trước hết là Công ty Cổ phần Đầu tư Phi Long (Công ty Phi Long). Doanh nghiệp này được thành lập năm 2008, có địa chỉ tại huyện Bình Chánh, TP. HCM với vốn điều lệ là 47 tỷ đồng. Người đại diện theo pháp luật trước đây của Công ty Phi Long là ông Phan Mộng Hoàng – ông Hoàng cũng từng giữ vị trí chủ chốt tại Nam Quảng Nam.  

Hiện nay, bà Nguyễn Thị Thanh Vân đã thay thế vị trí của ông Hoàng tại Công ty Phi Long. Ngoài ra, bà Vân còn đại diện tại Công ty TNHH Thương mại tư vấn đầu tư và Phát triển đô thị.

Còn Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Nam được thành lập năm 2001. Hiện nay công ty đã đổi tên thành Công ty TNHH Thương mại Tư vấn Đầu tư Văn hóa Việt và do bà Lâm Thị Thanh Nga làm tổng giám đốc.  

Danh sách thành viên vẫn ghi nhận sự xuất hiện của cái tên quen thuộc là Phan Mộng Hoàng, nắm 1,6%, còn Phạm Xuân Long nắm đa số, 98,4%. Tuy nhiên, năm 2017, ông Hoàng đã thoái vốn khỏi công ty này.

Tháng 12/2016, vốn điều lệ của công ty đã tăng từ 891 tỷ đồng lên 1.684 tỷ đồng. Một diễn biến đáng chú ý khác, năm 2017, Công ty Phi Long đã được sáp nhập vào Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Nam.

Tags:
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng phải thực hiện nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ, tuân thủ pháp luật về phòng chống rửa tiền.

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

(VNF) - Sau thời gian nhận cọc sớm, mức giá bán chính thức dành cho xe điện VinFast VF 3 (thuê pin) là 240 triệu đồng và 322 triệu đồng (kèm pin).

Báo động hàng không: Chỉ còn 170 máy bay, hãng bay không tìm thuê được

Báo động hàng không: Chỉ còn 170 máy bay, hãng bay không tìm thuê được

(VNF) - Tính đến ngày 2/5/2024, tổng số tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam là 199 chiếc, trong đó số lượng tàu bay đang khai thác thực tế dao động từ 165-170 chiếc.

TP. HCM: Cầm đầu đường dây sản xuất tiền giả lĩnh án chung thân

TP. HCM: Cầm đầu đường dây sản xuất tiền giả lĩnh án chung thân

(VNF) - Trần Văn Miên với vai trò cầm đầu đường dây sản xuất, tiêu thụ tiền giả bị tòa tuyên mức án chung thân.

'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

(VNF) - Gia nhập Hoàng Anh Gia Lai từ tháng 3/1994, ông Nguyễn Chí Thắng bất ngờ xin từ nhiệm sau 30 năm gắn bó với doanh nghiệp này.

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

(VNF) - Với đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư - thi công - quản lý vận hành các dự án hạ tầng giao thông, lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) khẳng định các khoản nợ dài hạn là vấn đề rất bình thường và lịch trả nợ đã được doanh nghiệp sắp xếp phù hợp.

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

(VNF) - Khác với dự báo của giới phân tích thời điểm đầu năm, doanh thu tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn vẫn ghi nhận tín hiệu tích cực trong quý I.

Khủng hoảng ngành y, loạt bệnh viện Hàn Quốc căng thẳng vì cạn tiền

Khủng hoảng ngành y, loạt bệnh viện Hàn Quốc căng thẳng vì cạn tiền

(VNF) - Khi cuộc khủng hoảng ngành y tế tại Hàn Quốc vẫn đang trong tình thế giằng co, ngày càng có nhiều bệnh viện tại nước này gặp khó khăn về tài chính.

Vì sao Quốc Cường Gia Lai phản đối trả cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng?

Vì sao Quốc Cường Gia Lai phản đối trả cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng?

(VNF) - Liên quan đến vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, Công ty Quốc Cường Gia Lai đã có kháng cáo về việc bị tòa tuyên buộc trả 2.882 tỷ đồng cho bà Trương Mỹ Lan.

'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

(VNF) - Ông Park Won Sang - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam dự báo, FED và ECB sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua cắt giảm lãi suất điều hành trong nửa cuối năm 2024, thị trường tài chính nhờ đó sẽ hưởng lợi. Việc điều hành vĩ mô của Việt Nam, đặc biệt là tỷ giá và lãi suất sẽ “dễ thở” hơn.

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(VNF) - Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành là điểm nhấn quan trọng Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) nhằm biểu dương lực lượng, khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.