Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Hoạch định tài chính cá nhân là một quá trình phối hợp giữa các nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp với khách hàng cá nhân nhằm tối đa hoá tiềm năng của khách hàng, từng bước đảm bảo tự do tài chính, nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân và gia đình họ, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững.
Theo Hiệp hội tư vấn tài chính Việt Nam (VFCA), đây là mảnh ghép vô cùng quan trọng trong bức tranh phát triển tài chính toàn diện của mỗi quốc gia, là xu thế phát triển tất yếu của dịch vụ tư vấn tài chính trong nền kinh tế thị trường và Việt Nam không phải là ngoại lệ.
Những năm qua, tại Việt Nam, hoạch định tài chính cá nhân đang là khoảng trống nguy hiểm mà cả 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà tư vấn và nhà dân đều chưa nhận thức và có hành động phù hợp.
VFCA cho rằng dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân đang phát triển tự phát, các cá nhân, tổ chức tự nhận và mạo danh hành nghề cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính dưới chuẩn, không bị kiểm soát và xử lý kịp thời đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, doanh nghiệp và đặc biệt là gây khủng hoảng, mất niềm tin của người dân vào các sản phẩm tài chính như: trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản, bảo hiểm, tín dụng...
“Đã đến lúc cả 4 nhà đều phải chung tay hoàn thiện bức tranh tài chính toàn diện của Việt Nam, chuyển hoạch định tài chính cá nhân từ hoạt động tự phát sang tự giác, từ bị động sang chủ động”, hiệp hội cho biết.
Góp phần thực hiện chủ trương Chiến lược Tài chính toàn diện Quốc gia của Chính phủ, đáp ứng yêu cầu của hội viên, nhà đầu tư và người dân, VFCA với chức năng, nhiệm vụ được giao đã tổ chức tọa đàm “Hoạch định tài chính cá nhân tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” ngày 5/1/2023 tại Hà Nội.
Với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia kinh tế tài chính trong nước và quốc tế, đại diện các tổ chức tư vấn tài chính, các chủ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, đại diện các trường đại học khối kinh tế, các cơ quan truyền thông..., tọa đàm đã tập trung làm rõ hơn các vấn đề cơ bản như: tính tất yếu, thực trạng hoạt động hoạch định tài chính cá nhân tại Việt Nam; kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và thực hiện bộ tiêu chuẩn hoạch định tài chính cá nhân; tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy sự phát triển hoạch định tài chính cá nhân tại Việt Nam phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
Tại tọa đàm, VFCA đã công bố quyết định thành lập và ra mắt: Hội đồng chuẩn hóa hoạch định tài chính cá nhân. Hội đồng gồm những chuyên gia đầu ngành tài chính tại Việt Nam, nhà khoa học, nhà tư vấn có kinh nghiệm thực tiễn về tư vấn tài chính cá nhân và các nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế của đất nước.
Chức năng cơ bản của hội đồng là: xây dựng bộ tiêu chuẩn chuyên môn và chuẩn mức đạo đức hành nghề hoạch định tải chính cá nhân, chuẩn hóa chương trình đào tạo tư vấn hoạch định tài chính cá nhân...phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của VFCA. Hội đồng đã công bố Dự thảo Tiêu chuẩn Hoạch định Tài chính cá nhân Việt Nam.
Bản dự thảo được xây dựng dựa trên khung tiêu chuẩn của Hội đồng chuẩn hóa Hoạch định Tài chính của Hoa Kỳ (FPSB – Financial Planning Standard Boards) về tiêu chuẩn hành nghề hoạch định tài chính cá nhân. Đây là bộ tiêu chuẩn nền tảng để Hiệp hội chuẩn hóa và hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo, kiểm soát quá trình hành nghề hoạch định tài chính các nhân tại Việt Nam theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế cho các cá nhân, tổ chức hành nghề hoạch định tài chính cá nhân chuyên nghiệp trên thị trường tài chính Việt Nam.
Bộ tiêu chuẩn Hoạch định tài chính cả nhân bao gồm 4 nhóm tiêu chuẩn. Một là tiêu chuẩn năng lực. Hai là tiêu chuẩn đào tạo. Ba là tiêu chuẩn đạo đức. Bốn là tiêu chuẩn hành nghề.
Tiêu chuẩn năng lực mô tả trình độ kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiêpj và năng lực xã hội cần đạt được của ứng viên hành nghề hoạch định tài chính cá nhân. Tiêu chuẩn đào tạo mô tả chi tiết các cấp độ kiến thức về chuyên môn, kết quả đầu ra ứng viên cần đạt được tương ứng với từng cấp độ trong quy trình đào tạo ứng viên hành nghề hoạch định tài chính cá nhân ứng với các tiêu chuẩn năng lực hoạch định tài chính cá nhân để được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên nghiệp.
Tiêu chuẩn đạo đức cung cấp các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và hướng dẫn các ứng viên hành nghề hoạch định tài chính cá nhân tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong giao tiếp và ứng xử với khách hàng, đồng nghiệp, người sử dụng lao động và công chúng.
Tiêu chuẩn hành nghề thiết lập các mức độ thực hành cần thiết của ứng viên hoạch định tài chính cá nhân khi tư vấn tài chính, cung cấp kế hoạch tài chính cho khách hàng, thiết lập các tiêu chuẩn thực hành nghề nghiệp và đảm bảo các cá nhân hoạch định tài chính thực hành nhất quán theo tiêu chuẩn đó, làm rõ vai trò và trách nhiệm tương ứng của các cá nhân hoạch định tài chính và khách hàng của họ trong các cam kết hoạch định tài chính.
VFCA cho biết trong thời gian tới sẽ mời các chuyên gia ngành tài chính và hoạch định chính sách phát triển kinh tế của đất nước cùng tham gia góp ý, thảo luận,xây dựng và tiếp tục hoàn thiện bộ tiêu chuẩn Hoạch định Tài chính cá nhân tại Việt Nam để cùng nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn tài chính, bảo vệ người tiêu dùng tài chính và góp phần thực hiện thắng lợi Quyết định số 149/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Quý độc giả quan tâm có thể xem Dự thảo Tiêu chuẩn Hoạch định Tài chính cá nhân Việt Nam tại đây.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.