Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Thông tin từ Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) cho hay lũy kế 9 tháng năm 2020, MWG đạt doanh thu thuần hợp nhất 81.352 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.978 tỷ đồng, tăng 0,05%. Như vậy, lần đầu tiên kể từ tháng 3/2020, lợi nhuận của MWG đã tăng trở lại.
Với kết quả này, công ty đã hoàn thành 74% kế hoạch doanh thu và 86% kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm 2020.
Bảo vệ được lợi nhuận trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động nặng nề đến ngành bán lẻ là một điểm đáng chú ý trong tình hình tài chính của MWG. Tuy nhiên, còn một điểm rất đáng chú ý khác là lượng tiền nhàn rỗi của MWG đang tăng lên mức kỷ lục trên 13.000 tỷ đồng.
Cụ thể, tính đến hết tháng 9/2020, MWG sở hữu tới 10.598 tỷ đồng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, toàn bộ là các khoản tiền gửi và trái phiếu ngắn hạn có kỳ hạn từ 3 tháng đến 1 năm. Cùng với đó, công ty này còn sở hữu 2.591 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền.
Như vậy, tổng lượng tiền nhàn rỗi của MWG đã lên đến trên 13.000 tỷ đồng, gấp đôi mức 6.300 tỷ đồng cuối năm 2019, chiếm tới khoảng 1/3 tổng tài sản.
Vì sao lượng tiền nhãn rỗi của MWG tăng vọt lên như vậy?
Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến hiện tượng này đến từ sự biến động của hàng tồn kho. Trong kỳ, lượng hàng tồn kho của MWG đã giảm tới trên 8.200 tỷ đồng, từ mức khoảng 25.700 tỷ đồng cuối năm 2019 về mức khoảng 17.500 tỷ đồng.
Trước đó, năm 2019, lượng hàng tồn kho của MWG đã tăng mạnh từ khoảng 17.500 tỷ đồng lên khoảng 25.700 tỷ đồng. Cùng với sự gia tăng mạnh hàng tồn kho, doanh nghiệp này cũng đẩy mạnh vay nợ; theo đó, dư nợ vay ngắn hạn đã tăng vọt từ khoảng 5.800 tỷ đồng lên khoảng 13.000 tỷ đồng. Có thể thấy rằng phần lớn sự gia tăng này là nhằm phục vụ cho việc gia tăng hàng tồn kho, song song với việc mở mới các cửa hàng trong năm 2019 cũng như chuẩn bị nguồn hàng và nguồn tiền cho việc mở mới trong năm 2020.
Tuy nhiên, sự kiện Covid-19 đã gây xáo trộn lớn, đặc biệt đối với kế hoạch mở mới cửa hàng của MWG. Theo những chia sẻ của MWG với báo giới hồi năm 2019, có thời điểm lãnh đạo doanh nghiệp này kỳ vọng rằng sẽ mở mới 200 cửa hàng Điện máy Xanh trong năm 2020 (chưa kể chuyển đổi từ cửa hàng Thế giới di động) và 1.000 cửa hàng Bách hóa Xanh.
Thế nhưng, số liệu thống kê cho thấy 9 tháng năm nay, MWG mới chỉ mở thêm 106 cửa hàng Điện máy Xanh, trong đó 52 cửa hàng là Điện máy Xanh supermini, phần còn lại được chuyển đổi từ cửa hàng Thế giới di động. Lượng mở mới này kém xa kế hoạch hồi chưa có dịch Covid-19, thêm vào đó, chi phí mở cửa hàng Điện máy Xanh supermini cũng thấp hơn, lượng hàng tồn cũng thấp hơn nhiều so với cửa hàng Điện máy Xanh thông thường và Điện máy Xanh mini.
Có phần tương tự, số lượng cửa hàng Bách hóa Xanh mặc dù đạt mức tăng đáng khích lệ 615 cửa hàng sau 9 tháng nhưng còn cách khá xa kỳ vọng thời điểm chưa có dịch.
Ngoài ra, số lượng cửa hàng Thế giới di động thậm chí còn giảm 34 cửa hàng sau 9 tháng.
Những yếu tố này cho thấy nhu cầu tồn kho của MWG giảm đáng kể, do đó cần thiết phải điều chỉnh lại chiến lược tồn kho trong bối cảnh dịch Covid-19, vừa giúp tăng lượng tiền nhàn rỗi nhằm tăng khả năng dự phòng và khả năng nắm bắt cơ hội, vừa giúp giảm chi phí, bảo vệ lợi nhuận.
Mặc dù lãnh đạo MWG có góc nhìn khá thận trọng về ảnh hưởng của dịch Covid-19 khi cho rằng năm 2021, nhiều khả năng nhu cầu tiêu dùng vẫn bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, có thể ngay trong quý IV/2020, lượng tiền nhàn rỗi của MWG sẽ giảm đáng kể, song song, lượng tồn kho sẽ tăng trở lại do "ông lớn" ngành bán lẻ này đặt tham vọng mở mới lượng lớn cửa hàng Điện máy Xanh supermini.
Cụ thể, MWG dự kiến sẽ có khoảng 300 cửa hàng Điện máy Xanh supermini tại 3 tỉnh miền Tây và 6 tỉnh miền Đông vào cuối năm nay. Kết quả kinh doanh tháng 9 cho thấy sự hồi phục khá rõ của thị trường, vì vậy, không loại trừ khả năng doanh nghiệp này sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc mở mới so với kế hoạch đặt ra.
Tương tự, số lượng mở mới của hàng Bách hóa Xanh cũng có thể cao hơn kế hoạch đặt ra sau dịch Covid-19 là khoảng 700 - 800 cửa hàng nhờ sự thuận lợi từ thị trường. Cùng với đó là chiến lược gia tăng số lượng cửa hàng Bách hóa Xanh cỡ lớn (cửa hàng "5 tỷ"), dự kiến sẽ lên khoảng 100 cửa hàng vào cuối năm, từ mức 35 cửa hàng lớn hiện nay, cũng khiến nhu cầu tồn kho nói riêng và nhu cầu sử dụng tiền nói chung tăng lên.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.