Việc lấy phiếu tín nhiệm 21 Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư sẽ được thực hiện thế nào?

Phương Thảo - 25/12/2018 10:24 (GMT+7)

(VNF) - Sáng nay, Hội nghị Trung ương 9 khoá XII chính thức khai mạc tại Hà Nội. Dự kiến trong ngày làm việc đầu tiên, T.Ư sẽ tiến hành quy trình lấy phiếu tín nhiệm với các Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Theo tìm hiểu, lần này T.Ư sẽ lấy phiếu tín nhiệm với 16 Uỷ viên Bộ Chính trị và 5 Uỷ viên Ban Bí thư.

VNF
Phiên lấy phiếu tín nhiệm mới đây tại Quốc hội. Ảnh minh họa

Có 3 trường hợp không đủ điều kiện lấy phiếu tín nhiệm gồm Uỷ viên Bộ Chính trị Đinh Thế Huynh, do đang trong thời gian nghỉ chữa bệnh dài ngày, từ đầu năm 2018.

2 trường hợp khác là 2 Ủy viên Ban Bí thư gồm Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư Trần Cẩm Tú và Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn. Hai trường hợp này vừa được T.Ư bầu bổ sung vào Ban Bí thư tháng 5 vừa qua nên chưa đủ thời gian để lấy phiếu tín nhiệm.

Nghị quyết 262 của Ban chấp hành T.Ư quy định về việc lấy phiếu tín nhiệm với thành viên lãnh đạo cấp uỷ và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể chính trị, xã hội nhấn mạnh nguyên tắc, việc lấy phiếu tín nhiệm này được thực hiện định kỳ vào năm thứ 3 giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp.

Đây là một trong những kênh thông tin tham khảo quan trọng cho việc đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ. Những đồng chí có tín nhiệm thấp, tùy theo mức độ sẽ xem xét không quy hoạch chức vụ cao hơn hoặc cho từ chức, cho thôi giữ chức vụ, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác.

Nội dung lấy phiếu tín nhiệm gồm 2 nội dung chính.

Thứ nhất là phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, bao gồm lập trường, quan điểm, tư tưởng chính trị trong thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng; việc chấp hành nguyên tắc, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tinh thần trách nhiệm trong công việc; thái độ phục vụ nhân dân; chấp hành sự phân công của tổ chức; Tính trung thực, động cơ trong sáng, công bằng, công tâm, khách quan, giữ vững nguyên tắc trong công việc; khả năng quy tụ đoàn kết nội bộ và tự phê bình, phê bình.

Ngoài ra còn có việc chống tham nhũng, trục lợi cá nhân; sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con về đạo đức, lối sống và chấp hành chính sách, pháp luật; Uy tín trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Nội dung thứ hai là năng lực thực tiễn, gồm kết quả lãnh đạo cụ thể hóa đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào lĩnh vực được phân công; Tính năng động, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong lãnh đạo, điều hành; năng lực dự báo, xử lý tình huống khó, phức tạp trong phạm vi phụ trách; Kết quả, chất lượng tham mưu, đề xuất về lĩnh vực được phân công phụ trách; Khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc theo chức trách, nhiệm vụ được giao; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực thuộc trong phạm vi phụ trách.

Bên cạnh đó là kết quả lãnh đạo công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị; năng lực phát hiện, đào tạo, sử dụng người có đức, có tài trong công việc; Kết quả lãnh đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách.

Phiếu tín nhiệm được thể hiện theo mẫu, theo đó trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".

Căn cứ vào các tiêu chí theo nội dung lấy phiếu tín nhiệm nêu trên, người ghi phiếu tín nhiệm tự nhìn nhận, đánh giá khách quan về người được lấy phiếu tín nhiệm, để ghi phiếu theo 3 mức: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".

Về quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư được thực hiện theo các bước: Ban Tổ chức Trung ương chuẩn bị phiếu tín nhiệm. Phiếu tín nhiệm có danh sách Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư; tiêu chí lấy tín nhiệm và có đóng dấu treo của Ban Chấp hành Trung ương; đề xuất thành phần nhân sự Ban Kiểm phiếu.

Bộ Chính trị chủ trì việc lấy phiếu tín nhiệm; Ban Kiểm phiếu phát phiếu; các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ghi phiếu, bỏ phiếu.

Sau đó, Ban Kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu và báo cáo kết quả với Ban Chấp hành Trung ương.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công khai với thành phần tham gia ghi phiếu tín nhiệm của hội nghị lấy phiếu tín nhiệm; Tập thể lãnh đạo cấp trên trực tiếp (cấp có thẩm quyền quản lý, quyết định đối với cán bộ), và cá nhân cán bộ được lấy phiếu tín nhiệm.

Kết quả phiếu tín nhiệm được sử dụng để tham khảo trong đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.

Những đồng chí có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp cần được xem xét đưa ra khỏi danh sách quy hoạch các chức vụ cao hơn khi rà soát, bổ sung quy hoạch và xem xét bố trí, sắp xếp công tác phù hợp.

Những đồng chí có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên cần kịp thời xem xét, nếu xét thấy không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì cho từ chức hoặc cho thôi giữ chức vụ để bố trí công tác khác, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác.

16 ủy viên Bộ Chính trị được lấy phiếu tín nhiệm:

-       Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

-       Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

-       Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân

-       Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng

-       Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng

-       Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình

-       Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ

-       Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh

-       Trưởng Ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính

-       Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Võ Văn Thưởng

-       Trưởng Ban Dân vận TƯ Trương Thị Mai

-       Trưởng Ban Kinh tế TƯ Nguyễn Văn Bình

-       Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch

-       Bộ trưởng Công an Tô Lâm

-       Bí thư Thành uỷ TP Hà Nội Hoàng Trung Hải

-       Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân

5 Ủy viên Ban Bí thư:

-       Chánh văn phòng T.Ư Đảng Nguyễn Văn Nên

-       Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình

-       Thượng tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam Lương Cường

-       Trưởng Ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc

-       GĐ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hội đồng Lý luận TƯ Nguyễn Xuân Thắng. 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Trung Quốc ra đòn trả đũa Mỹ và EU

Trung Quốc ra đòn trả đũa Mỹ và EU

(VNF) - Trung Quốc đã phát tín hiệu sẽ trả đũa các rào cản thương mại do Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đưa ra khi nước này tiến hành cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hóa chất nhập khẩu.

Hơn 18.000 căn hộ bỏ không, lãng phí hàng trăm tỷ mỗi năm

Hơn 18.000 căn hộ bỏ không, lãng phí hàng trăm tỷ mỗi năm

(VNF) - Chỉ tính riêng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM, có ít nhất khoảng 18.000 căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, không người đến ở, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách nhà nước mỗi năm.

Đại biểu Quốc hội dự Kỳ họp thứ 7 vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại biểu Quốc hội dự Kỳ họp thứ 7 vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sáng 20/5/2024, trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các Đại biểu Quốc hội đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cảng Đoạn Xá: Doanh thu tăng gấp 4, không dính nợ nần

Cảng Đoạn Xá: Doanh thu tăng gấp 4, không dính nợ nần

(VNF) - Cảng Đoạn Xá là doanh nghiệp hiếm hoi trên sàn không vay nợ và rủng rỉnh tiền để đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh.

Nhận diện Thiết bị điện Tuấn Ân, vừa bị Điện lực TP.HCM cấm dự thầu

Nhận diện Thiết bị điện Tuấn Ân, vừa bị Điện lực TP.HCM cấm dự thầu

(VNF) - Trước khi bị cấm tham gia đấu thầu, Công ty Cổ phần Thiết bị điện Tuấn Ân từng là nhà thầu “quen thuộc” khi liên tục trúng hàng loạt gói thầu của các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực TP. HCM (EVNHCMC).

6 trường hợp sẽ bị thu hồi sổ đỏ từ năm 2025

6 trường hợp sẽ bị thu hồi sổ đỏ từ năm 2025

(VNF) - Theo Luật Đất đai mới, cụ thể tại khoản 2, điều 152 Luật Đất đai 2024, sẽ có 6 trường hợp sẽ bị Nhà nước thu hồi sổ đỏ từ 1/1/2025.

Thông điệp đằng sau cái ôm của ông Putin và ông Tập Cận Bình

Thông điệp đằng sau cái ôm của ông Putin và ông Tập Cận Bình

(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kết thúc chuyến thăm hai ngày tới Trung Quốc vào cuối tuần qua. Chuyến thăm làm nổi bật mối quan hệ chiến lược đang phát triển giữa hai nước cũng như mối quan hệ cá nhân của ông Putin với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi họ tìm cách đưa ra một giải pháp thay thế cho ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ.

Elon Musk đến Indonesia, ra mắt dịch vụ Starlink cho lĩnh vực y tế

Elon Musk đến Indonesia, ra mắt dịch vụ Starlink cho lĩnh vực y tế

(VNF) - Ngày 19/5, tỷ phú Elon Musk đã tới đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia để ra mắt dịch vụ internet vệ tinh Starlink tại quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới.

Bất động sản bất ngờ sụt giảm, khách chùn tay thị trường đứt mạch đi lên

Bất động sản bất ngờ sụt giảm, khách chùn tay thị trường đứt mạch đi lên

(VNF) - Thị trường bất động sản quý I đầu năm sôi động trở lại khi các doanh nghiệp lần lượt bung hàng, nhu cầu tìm mua tăng, lượng hồ sơ nhà đất đều tăng. Tuy nhiên, bước sang tháng 4, thị trường không duy trì được phong độ “bứt tốc” khi có sự sụt giảm sức mua ở hầu hết phân khúc.

HVC Group và Tập đoàn Hồ Gươm trúng dự án gần 800 tỷ tại Hoà Bình

HVC Group và Tập đoàn Hồ Gươm trúng dự án gần 800 tỷ tại Hoà Bình

(VNF) - Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư và công nghệ HVC (HVC Group) và Công ty cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm vừa được chọn là nhà đầu tư thực hiện dự án Khu biệt thự nhà vườn, trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái tại xã Mông Hóa, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.