'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nói về lịch sử phân định biên giới giữa Việt Nam và Campuchia, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết trải qua các triều đại phong kiến, hai nước đã hình thành biên giới lịch sử nhưng cơ bản chỉ ở dạng các ranh giới vùng - miền.
Trong thời kỳ thực dân, biên giới giữa hai nước có nhiều biến động bởi sự điều chỉnh của Toàn quyền Đông Dương. Đến khi Pháp rút khỏi Đông Dương (1954), toàn bộ đường biên giới trên đất liền giữa hai nước đã được thể hiện tương đối đầy đủ trên bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản.
Trong giai đoạn từ 1954 - 1977, hai bên đã xúc tiến một số cuộc đàm phán về biên giới nhưng không đạt kết quả. Sau khi Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia ra đời, ngày 18/02/1979, hai nước đã ký “Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Cam-pu-chia”.
Trên cơ sở hiệp ước này, hai nước đã đàm phán và ký “Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Campuchia” ngày 20/7/1983 và “Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Campuchia” ngày 27/12/1985 (gọi tắt là Hiệp ước năm 1985).
Thực hiện Hiệp ước năm 1985, từ năm 1986 hai bên đã tiến hành công tác PGCM và dự kiến sẽ cắm 322 cột mốc trên thực địa, tuy nhiên đến đầu năm 1989, vì một số lý do, công tác PGCM đã tạm dừng.
Từ năm 1999, đàm phán biên giới trên đất liền được nối lại và ngày 10/10/2005, hai nước đã ký “Hiệp ước giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Cam-pu-chia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985” (gọi tắt là Hiệp ước bổ sung năm 2005), theo đó, đã điều chỉnh việc hoạch định biên giới tại một số khu vực và thỏa thuận việc triển khai công tác PGCM trên toàn tuyến.
Từ năm 2006, thực hiện Hiệp ước năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005, hai bên tái khởi động công tác PGCM biên giới đất liền.
Năm 2013, hai bên thống nhất cắm bổ sung các mốc phụ, cọc dấu để làm rõ hướng đi của đường biên giới trên thực địa. Kết quả đến nay, hai bên đã hoàn thành phân giới được khoảng 1.045km đường biên giới, xây dựng được 2.047 cột mốc tại 1.553 vị trí trên thực địa, đạt khoảng 84% khối lượng công tác PGCM trên toàn tuyến.
Kết quả PGCM nêu trên được thể hiện rất chi tiết, cụ thể trong 2 điều ước quốc tế cấp Nhà nước mà hai bên vừa ký tại Hà Nội ngày 05/10/2019 là: “Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005 giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia” (gọi tắt là Hiệp ước bổ sung năm 2019); “Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia” (gọi tắt là Nghị định thư PGCM).
Đối với khối lượng 16% còn lại chưa được triển khai PGCM tại thực địa, trên tinh thần hợp tác tích cực, hai bên đều thể hiện quyết tâm sẽ sớm giải quyết toàn bộ để chuyển sang giai đoạn phối hợp giải quyết vấn đề phân định biển.
Theo Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, việc Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước bổ sung năm 2019 và Nghị định thư PGCM là sự kiện trọng đại trong quan hệ hai nước, là dấu mốc lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình giải quyết biên giới đất liền giữa hai nước sau hơn 36 năm đàm phán.
“Sự kiện này khẳng định mục tiêu chung của hai bên là xây dựng đường biên giới hoà bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, bình đẳng cùng có lợi, góp phần không ngừng tăng cường mối quan hệ láng giềng tốt đẹp và đoàn kết truyền thống, vì lợi ích và phồn vinh của nhân dân hai nước”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cũng cho rằng việc Việt Nam và Campuchia ký hai văn kiện nêu trên cho thấy nếu có thiện chí, quyết tâm, trách nhiệm, sự tin cậy và nỗ lực chung, vấn đề khó khăn như biên giới lãnh thổ vẫn hoàn toàn có thể thống nhất giải quyết trên cơ sở của luật pháp quốc tế.
Được biết, sau khi 2 văn kiện pháp lý nêu trên được cấp có thẩm quyền của hai nước phê chuẩn, có hiệu lực và đi vào thực tiễn, hai bên sẽ tiến hành quản lý biên giới theo kết quả PGCM ghi nhận tại Nghị định thư PGCM, đồng thời, tiếp tục duy trì sự quản lý hiện nay đối với các khu vực chưa hoàn thành PGCM theo quy định tại Hiệp ước bổ sung năm 2005.
“Hai bên cũng cần sớm triển khai xây dựng và ký kết một Hiệp định để thay thế cho Hiệp định về Quy chế biên giới đã ký năm 1983 cho phù hợp với tình hình mới, nhằm đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội khu vực biên giới, tạo thuận lợi cho việc phát triển giao lưu mọi mặt giữa chính quyền và người dân hai bên biên giới nói riêng và giữa hai nước nói chung.
“Chúng ta cũng hy vọng rằng thành quả này sẽ tạo động lực quan trọng để hai bên tiếp tục đàm phán giải quyết nốt 16% khối lượng công tác PGCM còn lại, tiến tới xây dựng hoàn chỉnh một đường biên giới đất liền Việt Nam - Cam-pu-chia hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đúng với phương châm quan hệ "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài" giữa hai nước”, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho hay.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.