'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo thông báo của Vinachem, dự án này do chính tập đoàn làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư 522,46 triệu USD.
Trữ lượng tài nguyên của mỏ khoảng 29,5 triệu tấn KCl và công suất nhà máy là 320.000 tấn KCl 95%/năm và 300.000 tấn NaCl 98%/năm. Nhà thầu EPC gồm liên danh nhà thầu TTCL (Thái Lan) - K.UTEC (Đức) - CECO (Việt Nam).
Vinachem cho biết hiện tập đoàn đang tìm kiếm nhà đầu tư để tái cơ cấu chủ đầu tư dự án thông qua việc chuyển nhượng vốn của Vinachem tại dự án cho các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
Trước đó, vào năm 2019, trong kết luận thanh tra dự án khai thác và chế biến muối mỏ kali do Vinachem đầu tư tại Lào, Bộ Công Thương cho biết dự án được bắt đầu triển khai từ năm 2004. Giai đoạn 2004 - 2008, Vinachem thực hiện công việc thăm dò, đánh giá trữ lượng muối; giai đoạn 2012-2016 đầu tư, hoàn thiện hạ tầng mỏ muối để đưa vào khai thác.
Để thực hiện dự án này, Vinachem dự kiến đầu tư khoảng 522,46 triệu USD bằng các nguồn vốn tự có, vốn vay ưu đãi Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), vốn vay thương mại có bảo lãnh của chính phủ và vốn vay thương mại không bảo lãnh.
Phương án ban đầu Vinachem tính toán vào tháng 9/2015, dựa trên giá bán sản phẩm muối kali do Fertecon World Fertilizer Review công bố, muối kali tiêu chuẩn giá 340 USD/tấn, muối kali dạng hạt 365 USD/tấn.
Với mức giá này, Vinachem tính toán sau khi trừ chi phí đầu tư, chi phí lãi vay, trả nợ vay, dự án có hiệu quả kinh tế, với mức lợi nhuận khoảng 140 triệu USD.
Tuy nhiên, cuối năm 2016, giá muối kali tại Đông Nam Á giảm xuống còn khoảng 250 USD/tấn, tại Việt Nam giảm xuống còn 270 USD/tấn.
Dù đặt mục tiêu hoàn thành giai đoạn đầu tư, đưa vào khai thác vào năm 2016, nhưng đến năm 2015 Vinachem mới chính thức khởi công dự án và đến nay dự án vẫn đang “đắp chiếu”.
Đáng chú ý, việc phê duyệt tổng mức đầu tư dự án của Vinachem, theo kết luận thanh tra, có sai số lên tới 25%. Đơn vị tư vấn lập dự án - PMC không căn cứ theo quy định pháp luật để tính toán tổng mức đầu tư mà căn cứ theo công trình tương tự được xây dựng tại nước Đức để lập dự án.
Vì vậy việc tính toán, phê duyệt tổng mức đầu tư dự án không xác thực, có dấu hiệu kê vống tổng mức đầu tư dự án. Tổng mức đầu tư dự án tăng khoảng 145 triệu USD, từ 377 triệu USD lên 522 triệu USD.
Hơn nữa, do chậm trễ trong giải ngân các khoản vay 113,1 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), 261,2 triệu USD từ các ngân hàng có bảo lãnh của chính phủ cũng góp phần ảnh hưởng đến tiến độ chung dự án.
Kết luận thanh tra của Bộ Công Thương cho rằng dù Bộ Tài chính chưa bảo lãnh để giải ngân nguồn vốn vay nhưng Vianchem đã thực hiện ký hợp đồng là chưa đảm bảo chắc chắn khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng xây dựng.
Thực tế, tháng 11/2016, Bộ Tài chính đã ra văn bản thông báo không cấp bảo lãnh cho dự án này và yêu cầu Vinachem tự chủ động triển khai thực hiện dự án. Khi đó, Vinachem mới thừa nhận do không được bảo lãnh vay vốn nên tập đoàn không đủ khả năng để tự thu xếp nguồn vốn cho dự án.
Vì vậy, đến ngày 21/11/2016, Vinachem báo cáo Thủ tướng xin tạm dừng thực hiện dự án lần 1 vì không nhận được bảo lãnh vay vốn.
Tiếp đó, đến ngày 29/11/2016 Vinachem tiếp tục xin Chính phủ cho tạm dừng dự án lần 2 cũng với lý do trên.
Trước động thái này của Vinachem, Chính phủ đã chỉ đạo tập đoàn cập nhật lại giá cả thị trường và tính toán lại tổng mức đầu tư dự án. Thủ tướng cũng giao Bộ Công Thương xem xét, xử lý kiến nghị của Vinachem, khẩn trương hoàn thiện phương án xử lý đối với dự án.
Vinachem đã thuê Viện Khoa học và công nghệ mỏ - luyện kim (Vimluki) tính toán lại. Thế nhưng, kết quả cũng cho thấy dự án không có hiệu quả kinh tế.
Đến ngày 15/5/2018, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu Vinachem thực hiện chấm dứt đầu tư, kết thúc các hợp đồng dự án khai thác và chế biến mỏ muối kali tại Lào.
Đồng thời, Bộ cũng yêu cầu tập đoàn đánh giá, xác định lại khối lượng, chi phí đã thực hiện và dự kiến chi phí phát sinh khi kết thúc các hợp đồng theo quy định của pháp luật, bảo đảm thu hồi tối đa vốn đầu tư, không để mất vốn nhà nước.
Tuy nhiên, dù Vinachem muốn “tháo chạy” khỏi dự án nhưng tổng thầu TTCL - K.UTEC – CECO lại có văn bản không đồng ý chấm dứt hợp đồng với Vinachem. Theo hợp đồng EPC đã ký, chủ đầu tư và nhà đầu tư phải thương thảo, đàm phán, xử lý tranh chấp hợp đồng trong thời gian tới.
Tổng thầu EPC tính toán đến tháng 7/2017, tiến độ hợp đồng EPC đã triển khai được 57%, trong đó công tác thiết kế đạt 79,5%, mua sắm máy móc là 75%, công tác xây dựng 7,6%, bảo hiểm khoảng 90,7%.
Theo báo cáo giữa niên độ 2019, Vinachem còn khoản phải trả trước cho bên bán tại Công ty Hóa chất và Muối mỏ Việt Lào là 294,8 tỷ đồng; trong đó, Công ty Cổ phần Thiết kế công nghiệp hóa chất là 208,8 tỷ đồng.
Vinachem vẫn đang hạch toán khoản tiền 1.724 tỷ đồng dự án thăm dò, khai thác, chế biến muối mỏ ở Lào tại khoản xây dựng cơ bản dở dang.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.