Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trong quý I, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đã làm thủ tục cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 15 dự án; điều chỉnh tăng vốn cho 14 dự án. Tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 251,13 triệu USD triệu USD vốn FDI và gần 1.419 tỷ đồng vốn đầu tư nội địa (DDI).
Cụ thể, tỉnh đã cấp mới cho 11 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 136 triệu USD; cấp điều chỉnh tăng vốn cho 10 dự án với số vốn tăng thêm hơn 115 triệu USD. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới trong quý I là hơn 251 triệu USD, đạt 144% về vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2023 và đạt 72% kế hoạch năm 2024.
Các quốc gia đầu tư truyền thống vào tỉnh Vĩnh Phúc vẫn là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc).
Trong đó, Hàn Quốc là quốc gia đầu tư lớn nhất với 170,02 triệu USD, chiếm 49,03% tổng vốn đăng ký. Có 22/25 dự án với 257,13 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực đang được tỉnh Vĩnh Phúc ưu tiên phát triển, đẩy mạnh thu hút đầu tư là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, góp phần hoàn thành mục tiêu phấn đấu đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
Ngược lại, Ban Quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Phúc đã thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động có 3 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 10,7 triệu USD; 1 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 112 tỷ đồng theo đề nghị của chủ đầu tư. Thực hiện điều chỉnh giảm vốn đầu tư cho 1 dự án FDI với số vốn giảm 13 triệu USD.
Theo kế hoạch, năm 2024, Vĩnh Phúc đặt mục tiêu phấn đấu thu hút đầu tư hơn trên 400 triệu USD vốn FDI, nâng tổng số vốn FDI đầu tư vào tỉnh lên trên 8,4 tỷ USD; thu hút trên 5.000 tỷ đồng vốn DDI, nâng tổng số vốn đầu tư DDI và tỉnh lên trên 145.000 tỷ đồng.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.