[VNF cuối tuần]: 'Con hổ kinh tế' vẫn chờ sự cởi trói

Xuân Hải - 13/10/2018 14:51 (GMT+7)

(VNF) – Việt Nam được đánh giá là con hổ kinh tế mới nhất của châu Á. Nhưng con hổ ấy cho đến hôm nay vẫn đang chờ được cởi trói...

VNF
Việt Nam được xem là con hổ kinh tế mới của châu Á

Thượng tuần tháng 10, Mỹ và Canada đạt được thỏa thuận về một phiên bản mới cho Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Phiên bản mới này có tên Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada (USMCA).

Điều 10, Chương 32 của USMCA quy định: Nếu bất cứ bên nào trong thỏa thuận thương mại tay ba này tìm cách ký kết thỏa thuận thương mại tự do với "nền kinh tế phi thị trường" thì các bên còn lại sẽ được phép hủy thỏa thuận đó, biến nó thành hiệp định song phương.

Cho đến nay, vẫn còn hơn mười quốc gia bị Mỹ xếp trong nhóm "nền kinh tế phi thị trường", trong đó có Việt Nam.

12 năm đã qua kể từ khi bước chân vào WTO, Việt Nam đã được 69 quốc gia công nhận là có nền kinh tế thị trường. Nhưng hai quốc gia/cộng đồng quan trọng nhất là Mỹ và EU vẫn chưa công nhận Việt Nam.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang, quy định của USMCA không chỉ đánh trực diện vào Trung Quốc mà còn "liên lụy" tới các quốc gia "phi thị trường" như Việt Nam.

Bởi không chỉ ở USMCA, nhiều khả năng Mỹ cũng sẽ đưa ra điều khoản tương tự trong đàm phán thương mại với các quốc gia khác, bao gồm các cuộc đàm phán đã bắt đầu với EU và Nhật Bản, cũng như trong cuộc đàm phán tương lai với Anh sau khi nước này Brexit.

Với quy mô kinh tế bé nhỏ và phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu, Việt Nam đang hết sức chông chênh trong cuộc chiến giữa hai gã khổng lồ của kinh tế thế giới.

Thoát ra khỏi cuộc chiến này là điều không tưởng, nhưng hạn chế phần nào tác động của nó tới kinh tế nước nhà vẫn là điều trong tầm tay. Cách duy nhất để hạn chế tác động, như lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nhấn mạnh, là: Thể chế, thể chế và thể chế.

Gỡ bỏ nhiều hơn nữa các điều kiện kinh doanh đang trói chân doanh nghiệp, cải thiện mạnh hơn nữa những thủ tục hành chính đang ăn mòn sức dân, giải quyết triệt để hơn các loại chi phí không chính thức... sẽ làm tăng nội lực quốc gia và khiến nền kinh tế Việt Nam mạnh hơn, chống chọi tốt hơn trước sức ép toàn cầu.

Tuy nhiên, rất đáng buồn là trong những năm qua, công tác cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ điều kiện kinh doanh vẫn chưa đạt được tiến độ như kì vọng, bất chấp nỗ lực đôn đốc rất lớn của Thủ tướng, đóng góp của giới chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến nay mới chỉ có 2 Nghị định cắt giảm, sửa đổi điều kiện kinh doanh được ban hành (Nghị định 08/2018/NĐ-CP và Nghị định 100/2018/NĐ-CP). Việc thực hiện cắt giảm điều kiện kinh doanh mới chỉ đạt 30% so với yêu cầu

Không chỉ chậm về số lượng, việc đơn giản hóa, cắt giảm điều kiện kinh doanh còn diễn ra chưa đồng đều, thậm chí còn có tình trạng chạy theo con số, mang tính đối phó, không thực chất.

Còn với kiểm tra chuyên ngành, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nhận định “tình hình ít có sự biến chuyển”; thậm chí một số quy định tại các văn bản mới ban hành còn thêm thủ tục, gây khó khăn, phiền phức hơn cho doanh nghiệp so với trước đây.

Thực trạng đáng buồn này phản ánh sức ì của bộ máy vẫn còn rất lớn, bánh xe cải cách vẫn đang vận hành hết sức nặng nhọc.

Dù các chỉ số vĩ mô vẫn đang phô bày vẻ đẹp trên các báo cáo hàng tháng của Tổng cục Thống kê nhưng những lo ngại về môi trường đầu tư kinh doanh vẫn tiếp tục hiện hữu. Báo cáo của VEPR mới đây cho thấy số doanh nghiệp ngừng hoạt động trong 9 tháng năm nay đã tăng tới 48% so với cùng kì năm trước. Con số này càng đẩy mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 của Chính phủ trở nên khó khả thi.

Xưa, Tử Cống hỏi Khổng Tử về chính sự, Khổng Tử đáp rằng: “Đủ lương thực, đủ binh lính, dân tin theo vậy”. Nay, có thể sửa lời Khổng Tử cho hợp thời rằng: “Đủ doanh nghiệp, đủ binh lính, dân tin theo vậy”.

Doanh nghiệp là rường cột của quốc gia, bồi dưỡng cho doanh nghiệp chính là bồi dưỡng cho quốc lực.

Con hổ kinh tế mới nhất của châu Á liệu có gầm lên được những tiếng uy dũng hay lại phải "gậm một khối căm hờn trong cũi sắt", tất cả đều phụ thuộc ở sức của doanh nghiệp. Mà trước tiên, sức đấy phải được khơi lên bởi bàn tay của Chính phủ.

Theo quan điểm của VietnamFinance, sự thịnh vượng sẽ chỉ đến khi cộng đồng doanh nghiệp doanh nhân lớn mạnh, được tạo những điều kiện thuận lợi nhất để phát huy năng lực kinh doanh của mình. Doanh nhân không chỉ cần một ngày doanh nhân với những vinh danh. Doanh nhân cần được “chăm sóc”, mỗi ngày...

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

Cận cảnh Tổ hợp khách sạn 5 sao bỏ hoang 15 năm ở Ninh Bình

(VNF) - Dự án xây dựng tổ hợp khách sạn cao cấp tiêu chuẩn 5 sao Tam Cốc - Bích Động ở Ninh Bình hiện vẫn dở dang, "đắp chiếu" sau 15 năm xây dựng

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

DN tỷ USD của Bình Dương: Thoái bớt vốn tại Becamex IDC, dự thu chục nghìn tỷ

(VNF) - UBND tỉnh Bình Dương có thể thu về 18.525 tỷ đồng nếu thoái bớt 30,44% cổ phần tại Becamex IDC theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

Công ty chứng khoán bị tấn công mạng: Hồi chuông cảnh báo thời 4.0

(VNF) - Theo chuyên gia, vấn đề an toàn thông tin và quản trị rủi ro luôn được tính đến khi xây dựng các hệ thống công nghệ thông tin, đặc biệt là các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, một số cách làm chưa đúng đã dẫn tới sự kém hiệu quả dù đã bỏ ra không ít vốn.

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

Đất nền Quảng Ninh: Khảo giá 6 khu vực cấm phân lô bán nền trước 'giờ G'

(VNF) - Theo luật mới, Quảng Ninh sắp tới sẽ có 6 khu vực bị cấm phân lô, bán nền. Trước những quy định mang tính ràng buộc, diễn biến phân khúc đất nền tại đây đang cho thấy có nhiều dấu hiệu khởi sắc khi lượng tin đăng bán đất nền, đất dự án tăng mạnh.

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

Nga tính bổ sung đường ống dẫn dầu vào dự án cấp bách với Trung Quốc

(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/5 cho biết một đường ống dẫn dầu thô có thể được bổ sung vào dự án Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2) đã được lên kế hoạch để vận chuyển khí đốt tới Trung Quốc.

Petrol Sao Đỏ: Hơn 8.000 m2 'đất vàng' thương mại dịch vụ chỉ để trồng cây

Petrol Sao Đỏ: Hơn 8.000 m2 'đất vàng' thương mại dịch vụ chỉ để trồng cây

(VNF) - Được giao đất tại vị trí đắc địa của phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh - Hải Phòng nhưng Công ty Petrol Sao Đỏ “bỏ quên”, chưa đưa đất vào sử dụng. Mặc dù đã được gia hạn thêm 24 tháng từ tháng 8/2022, nhưng đến nay, mảnh đất vẫn chưa được sử dụng đúng mục đích ban đầu.

Ông Putin bênh vực Trung Quốc sau đòn giáng thuế quan của Mỹ

Ông Putin bênh vực Trung Quốc sau đòn giáng thuế quan của Mỹ

(VNF) - Phát biểu trong cuộc họp báo ở thành phố Cáp Nhĩ Tân trong chuyến công du hai ngày tới Trung Quốc, Tổng thống Nga Putin chỉ trích đòn thuế quan mới mà Mỹ áp lên 18 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc.

Cận cảnh khu du lịch sinh thái thành nơi chăn bò

Cận cảnh khu du lịch sinh thái thành nơi chăn bò

(VNF) - Khu du lịch sinh thái Bình Mỹ - sông Nghèn (thuộc thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) rộng hơn 14 ha, tổng mức đầu tư 26 tỷ đồng bị bỏ hoang thành khu du lịch “ma” suốt 8 năm.

Dow Jones lên đỉnh 40.000 điểm, Haidilao nổi nhất chứng khoán Mỹ tuần qua

Dow Jones lên đỉnh 40.000 điểm, Haidilao nổi nhất chứng khoán Mỹ tuần qua

(VNF) - Thị trường chứng khoán Mỹ đã kết thúc tuần giao dịch trong sắc xanh, khi chỉ số Dow Jones lần đầu tiên đóng phiên trên mốc 40.000 điểm, các chỉ số chính khác cũng ghi nhận mức tăng hàng tuần.