Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/3, tổng vốn đăng ký mới của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 4,63 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Lũy kế đến ngày 20/3/2024, cả nước có 39.758 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 475,83 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 301,8 tỷ USD, bằng 63,4% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 3,93 tỷ USD, chiếm gần 63,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm nhẹ 1,3% so với cùng kỳ.
Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư hơn 1,58 tỷ USD, chiếm 25,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ.
Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn bán lẻ; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 224,8 triệu USD và gần 190,2 triệu USD.
Đã có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 2,55 tỷ USD, chiếm 41,3% tổng vốn đầu tư, tăng 51,3% so với cùng kỳ 2023.
Hồng Kông đứng thứ hai với hơn 1,05 tỷ USD, chiếm 17,1% tổng vốn đầu tư, gấp gần hơn 2,3 lần so với cùng kỳ. Đầu tư của Singapore và Hồng Kông chủ yếu là đầu tư mới, chiếm lần lượt 89,5% và 79,1% tổng vốn đầu tư của Singapore và Hồng Kông trong 3 tháng. Tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản…
Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 27,8%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 23%).
Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 3 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 22 dự án đầu tư mới và 2 lượt điều chỉnh vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt 28,94 triệu USD (bằng 24,2% so với cùng kỳ).
Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 9 ngành. Trong đó, vốn đầu tư tập trung nhiều nhất vào các ngành bán buôn, bán lẻ (chiếm 39,8% vốn); hoạt động kinh doanh bất động sản (chiếm 18,6% vốn); xây dựng (chiếm 17,3% vốn), còn lại là các ngành khác.
Có 13 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024. Các nước thu hút đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Hoa Kỳ (23%), New Zealand (20,3%), CHLB Đức (18,6%), Lào, Singapore…
Lũy kế đến 20/2/2024, Việt Nam đã có 1.720 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư Việt Nam hơn 22,12 tỷ USD. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (31,5%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,5%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào (24,7%), Campuchia (13,2%), Venezuela (8,3%)…
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.