Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Nỗ lực hút vốn FDI ấn tượng
Theo báo cáo của Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2023, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 2 con số lên đến 10,6%. Tổng vốn đầu tư thực hiện trong 2023 vượt 55.000 tỷ đồng, tăng hơn 17,8% so với năm 2022. Tỉnh đã thu hút 61.600 tỷ đồng vốn đầu tư mới và vốn tăng thêm của các dự án, tương đương 2,52 tỷ USD.
Đáng chú ý, dòng vốn FDI tăng rõ rệt với 21 dự án mới và 29 dự án tăng vốn đầu tư. Tổng vốn thu hút được hơn 1,4 tỷ USD, đạt 153% kế hoạch và tăng 91,67% so với năm 2022. Trong đó, vốn đầu tư mới đạt 893,1 triệu USD, vốn đầu tư tăng thêm là 508,3 triệu USD.
Tính đến hết 2023, Bà Rịa – Vũng Tàu đã có 458 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký trên 31,53 tỷ USD Trong đó, có nhiều tập đoàn nổi tiếng thế giới tham gia đầu tư như: Tập đoàn Hyosung, Tập đoàn Sam Sung (Hàn Quốc); Tập đoàn Vard (Na Uy); Tập đoàn Austal (Australia)...
Đại diện UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho hay, thời gian qua, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để đạt hiệu quả cao trong việc thu hút đầu tư. Cụ thể, tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng với nhiều tuyến giao thông trọng điểm như: Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cầu Phước An... để kết nối liên vùng. Song song đó, phát triển hệ thống trung tâm logistics và cảng trung chuyển quốc tế Cái Mép - Thị Vải; triển khai Đề án phát triển các tổ hợp quy mô lớn về công nghiệp - dịch vụ - đô thị tại Phú Mỹ; Chiến lược phát triển mạnh du lịch khu vực ven biển từ Vũng Tàu đến Bình Châu và Côn Đảo… Đồng thời, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao tỉ lệ lao động có tay nghề...
“Tầm nhìn đến năm 2050, Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng sẽ trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, trung tâm dịch vụ hàng hải của khu vực Đông Nam Á, trung tâm du lịch chất lượng cao đẳng cấp quốc tế, là trung tâm công nghiệp lớn của vùng Đông Nam Bộ. Để làm được điều đó, địa phương đang tập trung việc thu hút đầu tư, chú trọng vào các dự án quy mô lớn, cùng với công nghệ hiện đại, có tác động lan tỏa, giá trị gia tăng cao, nhưng phải thân thiện với môi trường”, ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ.
Chọn lọc dòng vốn chất lượng cao
Đại diện Sở KH và ĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, từ năm 2018, tỉnh đã có chủ chương thu hút có chọn lọc vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ chấp nhận các dự án FDI có chất lượng cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, cho ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao… Bà Rịa-Vũng Tàu phấn đấu đến năm 2025, sẽ thu hút đầu tư FDI thêm ít nhất 15 tỷ USD.
Điều này đã giúp địa phương tạo ra một hệ sinh thái để những doanh nghiệp công nghệ cao, có tiềm lực tài chính, có uy tín, tin tưởng và mạnh dạn đầu tư. Nhờ vậy, Bà Rịa – Vũng Tàu luôn giữ vững cam kết đảm bảo tiêu chuẩn tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, tiết kiệm năng lượng, tạo nên sự bứt phá mạnh mẽ cho công nghiệp.
Đơn cử như, dự án hóa dầu hiện đại, tích hợp hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam, đó là Tổ hợp hóa dầu Long Sơn bao gồm nhà máy lefin, nhà máy polyethylene và các hạng mục như: cụm cảng - bồn bể chuyên dụng, nhà máy tiện ích trung tâm có diện tích mặt đất là 464ha và diện tích mặt nước là 194ha.
Tổ hợp có tổng công suất thiết kế 1,4 triệu tấn hạt nhựa olefin/năm, được thiết kế để sản xuất đa dạng các sản phẩm hoá dầu, bao gồm những sản phẩm là nguyên liệu cần thiết cho ngành nhựa như polyetylen, polypropylen và các sản phẩm khác, giúp thay thế các sản phẩm polyolefin nhập khẩu cũng như tăng khả năng cạnh tranh cho các nhà sản xuất hạ nguồn tại thị trường nội địa. Theo thiết kế, khi vận hành thương mại từ năm 2024, tổ hợp này sẽ tạo công ăn việc làm ổn định cho 10.000 lao động và đóng góp ngân sách nhà nước khoảng 2.500 tỷ đồng/năm.
Khi đi vào khai thác, tổ hợp hóa dầu tích hợp 5 tỷ USD này được kỳ vọng sẽ tạo ra sức lan tỏa lớn cho sự phát triển ngành công nghiệp hóa dầu, các ngành công nghiệp hạ nguồn như ô tô, điện tử, thiết bị điện, bao bì và các ngành dịch vụ khác cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm CEO của SCG – chủ đầu tư dự án chia sẻ: “Chúng tôi hy vọng dự án Hóa dầu Long Sơn sẽ tiếp thêm động lực cho đà tăng trường ấn tượng này. Dự án sẽ khuyến khích đầu tư dài hạn vào những ngành công nghiệp có liên quan trong chuỗi giá trị cũng như nâng cao tiêu chuẩn cạnh tranh củaa sản phẩm, nhờ vậy giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm hoá dầu”.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.