'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Viện kiểm sát nhận thấy 89 bị cáo thừa nhận tội danh bị truy tố là đúng. Ba bị cáo chưa thừa nhận hoặc còn có một số vấn đề gồm: Lê Thị Lan Thanh, Phan Văn Vĩnh (cựu trung tướng, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát), Nguyễn Thanh Hóa (cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao - C50). Trong đó, bị cáo Vĩnh chưa thừa nhận lợi dụng chức vụ mà khai chỉ phạm lỗi gián tiếp, thiếu trách nhiệm. Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa quanh co chối tội. Đối với 3 bị cáo này, Viện kiểm sát sẽ đưa ra luận cứ vào phần nhận xét.
Tại bản luận tội được công bố, đại diện Viện kiểm sát cho rằng hậu quả của vụ án là đặc biệt nghiêm trọng; các đối tượng đã lợi dụng công nghệ cao để tổ chức dánh bạc, lôi kéo được 42.950.805 tài khoản đăng ký tham gia đánh bạc trực tuyến; tổng thu lời bất chính thông qua hoạt động nạp tiền, thẻ vào dịch vụ tổ chức đánh bạc trái phép là hơn 9.853 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra đã khởi tố 105 bị can cư trú ở 24 tỉnh, thành phố từ Bắc đến Nam, từ trung du đến đồng bằng. Số lượng người đủ yếu tố cấu thành tội đánh bạc lên đến chục nghìn người, thành phần từ công chức tới sinh viên. Số tiền thu được trong vụ án đạt mức kỷ lục trong tư pháp Việt Nam.
Kết quả xét hỏi tại tòa, có 89/92 bị cáo thừa nhận tội. Điều này cho thấy việc truy tố đối với 89 bị cáo này là có căn cứ, đúng người đúng tội, đúng pháp luật.
Còn lại 3/92 bị cáo chưa nhận tội, trong đó có ông Phan Văn Vĩnh không nhận tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, chỉ coi đây là lỗi cố ý gián tiếp.
Đại diện Viện kiểm sát tỉnh Phú Thọ nhìn nhận: trả lời thẩm vấn trước tòa, bị cáo Phan Văn Vĩnh không thừa nhận tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ mà chỉ nhận thiếu trách nhiệm để cấp dưới thực hiện hành vi phạm tội.
Bị cáo Phan Văn Vĩnh khi đương chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an đã đồng tình với đề nghị của bị cáo Nguyễn Thanh Hóa và ký ban hành Quyết định 158/QĐ-C41 (C50) ngày 14/5/2015 công nhận Công ty CNC là công ty bình phong của C50, khi chưa có ý kiến thống nhất của Tổng cục 3, là trái quy trình theo Quyết định 450 của Bộ Công an.
Với chức vụ là Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, là người đứng đầu cơ quan được nhà nước giao cho trách nhiệm đấu tranh, phòng chống tội phạm trong nhiều lĩnh vực, trong đó tội phạm trong lĩnh vực công nghệ cao và trật tự xã hội, bị cáo Phan Văn Vĩnh phải là người nắm rõ nhất cấu thành tội phạm của tội tổ chức đánh bạc, tội đánh bạc để có trách nhiệm đấu tranh trực tiếp và hướng dẫn đối với cấp dưới.
Thế nhưng, sau khi nhận Báo cáo số 68/CNC-BTK ngày 18/5/2016 do Nguyễn Văn Dương, cựu Chủ tịch CNC ký, trong đó đề xuất “lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát cho phép triển khai kế hoạch xây dựng mô hình cổng các trò chơi trực tuyến… và thí điểm cho phép người dùng chuyển đổi một phần tài khoản ảo sang thẻ ảo hoặc ví điện tử của CNC” (đồng nghĩa với đề xuất cho công khai việc kết nối, phục vụ cho game bài đánh bạc), cùng ngày Phan Văn Vĩnh bút phê: “Kính chuyển đồng chí Cục trưởng và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao nghiên cứu và đề xuất”.
Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hoá đã chỉ đạo cấp dưới soạn thảo Công văn số 1155/C50-P1 ngày 20/5/2016 để ký, đề xuất bị cáo Phan Văn Vĩnh nội dung trên, để Phan Văn Vĩnh trình Bộ trưởng Bộ Công an.
Ngày 22/5/2016, bị cáo Phan Văn Vĩnh bút phê đồng ý với đề xuất của bị cáo Nguyễn Thanh Hóa và giao bị cáo Hóa trực tiếp chỉ đạo, kiểm soát, tổ chức thực hiện đảm bảo hoạt động thí điểm và các thủ tục pháp lý đúng yêu cầu pháp luật và kiểm soát tình hình hoạt động của tội phạm về lĩnh vực này, có đề xuất tiếp trình Tổng cục và Bộ.
Việc cho phép này của bị cáo Phan Văn Vĩnh là hoàn toàn trái với nguyên tắc đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao quy định tại khoản 2 điều 4 Nghị định 25/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014 quy định.
Đáng chú ý, theo Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Thọ, khi lãnh đạo Bộ Công an phát hiện Công ty CNC vận hành 2 game bài Rikvip.com và 23zdo.com là đánh bạc trá hình có dấu hiệu vi phạm pháp luật, yêu cầu báo cáo nhưng Phan Văn Vĩnh không chấp hành ý kiến chỉ đạo.
Đến khi có văn bản lần thứ 2 sau 50 ngày mới chỉ đạo Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tham mưu lập báo cáo lãnh đạo Bộ Công an, nhưng báo cáo không đúng sự thật và cũng không chỉ đạo ngăn chặn hành vi tổ chức đánh bạc, mà còn chỉ đạo ông Nguyễn Công Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, ký tiếp văn bản đề nghị Bộ Thông tin - Truyền thông cấp giấy phép cho vận hành game bài đánh bạc của Công ty CNC...
Theo cơ quan công tố, xét về bản chất thì hành vi của bị cáo Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa có dấu hiệu “bảo kê”, nhận hối lộ. Trong đó, bị cáo Phan Văn Vĩnh là người chỉ huy, còn Nguyễn Thanh Hóa là người thực hành tích cực.
Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra chưa đủ căn cứ để xác định bị cáo Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa hưởng lợi cá nhân.
Do vậy, việc xem xét xử lý hành vi của bị cáo Phan Văn Vĩnh mới dừng lại ở mức độ đủ yếu tố cấu thành tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ được quy định tại khoản 3 điều 281 Bộ luật Hình sự năm 1999, nhưng áp dụng tình tiết có lợi cho bị can được quy định tại điều 7 Bộ luật Hình sự thì hành vi phạm tội của Phan Văn Vĩnh được áp dụng xử lý theo điểm a khoản 2 điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi năm 2017.
Về tình tiết giảm nhẹ, đại diện Viện kiểm sát cho rằng tại tòa bị cáo không thành khẩn, cho rằng bản thân chỉ gián tiếp thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn. Do vậy, bị cáo không được hưởng tình tiết giảm nhẹ là thành khẩn khai báo, mới chỉ ăn năn hối cải khi nhận hành vi của mình gây ra đau khổ cho biết bao gia đình.
Đại diện Viện kiểm sát cũng xem xét tình tiết giảm nhẹ khi bị cáo Phan Văn Vĩnh có nhiều thành tích lúc còn công tác. Viện kiểm sát đề nghị xử phạt bị cáo Vĩnh 7 năm - 7 năm 6 tháng tù tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo Viện kiểm sát, bị cáo Phan Sào Nam hoàn toàn nhận tội như cáo trạng truy tố, là người cùng khởi xướng đường dây đánh bạc. Thông qua hoạt động tổ chức đánh bạc trái phép, Nam thu lời bất chính hơn 1.475 tỷ đồng.
Sau khi có tiền thu lời bất chính, Nam chuyển tiền lòng vòng qua nhiều khâu trung gian, đầu tư kinh doanh, mua bất động sản, gửi tiền qua dì ruột, gửi ngân hàng ở Singgapore 3,5 triệu USD. Qua phiên tòa, Nam xác định hành vi rửa tiền của mình, Nam đề nghị xử lý luôn hành vi của mình trong vụ án này.
Cơ quan tố tụng đã tạm giữ số tiền của Nam là hơn 1.000 tỷ; phong tỏa tài sản, kê biên 2 nhà, 13 hợp đồng mua nhà, 4 tô tô với tổng số tiền là hơn 240 tỷ đồng. Tổng cộng đến này cơ quan điều tra đã thu hồi của Nam hơn 1.300 tỷ đồng (90,7%). Hành vi của bị cáo phạm tội tổ chức đánh bạc và tội rửa tiền.
Viện kiểm sát nhận định bị cáo Nam tự nguyện khắc phục hậu quả, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, là người có thành tích xuất sắc trong học tập. Do có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên bị cáo Nam có đầy đủ điều kiện để xử lý bị cáo mức thấp nhất khung hình phạt.
Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên Nam phạm 2 tội danh “Tổ chức đánh bạc” và “Rửa tiền”, với khung hình phạt từ 3- 4 năm tù về tội “Tổ chức đánh bạc”, 3 năm tù về tội “Rửa tiền”, tổng hình phạt 2 tội của Phan Sào Nam là 6- 7 năm tù. Đề nghị HĐXX thu hồi toàn bộ số tiền, tài sản của Nam phạm tội mà có.
Viện kiểm sát nhận định bị cáo Nguyễn Văn Dương tại tòa hoàn toàn thừa nhận hành vi của mình phạm 2 tội như cáo trạng truy tố là "Tổ chức đánh bạc" và "Rửa tiền".
Viện kiểm sát nhận thấy Dương giữ vai trò cầm đầu, trực tiếp chỉ huy nhóm đối tượng tại Công ty CNC... đã gây ra hậu quả đặc biệt cho xã hội. Từ đó gây ra hàng loạt tội phạm khác, làm tha hóa cán bộ.
Nguyễn Văn Dương thu lợi bất chính hơn 1.500 tỷ đồng. Để che giấu nguồn tiền, Dương thực hiện hành vi rửa tiền hơn 300 tỷ đồng. Dương tự nguyện bán trụ sở CNC khắc phục hậu quả, tạm giữu 4 ô tô các loạt, phong tỏa nhiều tài khoản ngân hàng. Đến nay thu hồi được hơn 245 tỷ và 4 ô tô chưa định giá.
Hành vi của Dương đủ yếu tố cấu thành tội "Tổ chức đánh bạc" và "Rửa tiền". Về tình tiết tăng nặng, ngoài tình tiết định khung, Dương không phải chịu tình tiết tăng nặng nào.
Về tình tiết giảm nhẹ quá tình điều tra, Dương thành khẩn khai báo nhưng chưa thành khẩn việc sử dụng cất giấu só tiền thu lời bất chính.
Từ đó, Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Dương 2 tội “Tổ chức đánh bạc” và “Rửa tiền” với mức án 8- 9 năm tù cho tội "Tổ chức đánh bạc", 3-4 đến năm tù về tội "Rửa tiền", tổng 11- 13 năm tù; đề nghị thu hồi hơn 1.600 tỷ mà Dương hưởng lợi bất chính và các tài sản phạm tội khác.
Trong khi đó, bị cáo Nguyễn Thanh Hóa khi bị thẩm vấn đều phản bác những lời khai của cấp dưới cho rằng mình ngăn cản, không cho kiểm tra công ty bình phong của C50 (Công ty CNC) hợp tác vận hành game bài đánh bạc trái pháp luật.
Ngoài ra, bị cáo này còn bác bỏ bản tự khai của mình tại cơ quan điều tra khi HĐXX công bố, trong đó có nội dung "công nhận" CNC là công ty bình phong của C50 từ giai đoạn năm 2011-2015 vì lý do "Nằm trong trại nóng, người mệt mỏi, thần kinh không ổn định nên khai không đúng với chứng cứ có trong vụ án".
Đối với những người tham gia đánh bạc, theo đại diện Viện kiểm sát, cơ quan tố tụng sẽ căn cứ vào hành vi của các bị cáo, những người "máu me khát nước", chơi nhiều hay chơi ít, khi quyết định hình phạt. Các đối tượng nạp Rik mà không có lịch sử chi tiết thì được giảm nhẹ hơn so với đối tượng có lịch sử chi tiết.
Viện kiểm sát đề nghị HĐXX khi xem xét vai trò đồng phạm của các bị cáo trong tổ chức đánh bạc, có quan điểm vẫn áp dụng tình tiết tăng nặng cho các bị cáo phạm tội có tổ chức. Cần phân định rõ vị trí vai trò của bị cáo, ai là người chủ mưu, cầm đầu, cá thể hóa trách nhiệm.
"Thông qua việc xử lý đối với vụ án này, chúng tôi thấy một số người chưa hiểu nhiều về cờ bạc onlie nên chúng tôi đưa ra thông điệp người dân tránh. Thứ nhất, muốn biết trò chơi được cấp phép hay không, cần truy cập, tìm hiểu danh sách các trò chơi điện tử được phát hành…", đại diện Viện kiểm sát phân tích.
Viện kiểm sát đề nghị HĐXX khi xem xét quyết định hình phạt cần xem xét tình tiết tự nguyện khắc phục hậu quả cho các bị cáo, có như vậy mới đảm bảo sự phân hóa tội phạm trong vụ án này (ví dụ như Phan Sào Nam tự nguyện nộp tiền trên 90% thì phải khác với Nguyễn Văn Dương chỉ có hơn 10%) đồng thời xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo lập công chuộc tội, tích cực phối hợp với cơ quan điều tra.
Riêng với số tiền 3,5 triệu USD mà Phan Sào Nam tự thú đang gửi ở Singapore có dấu hiệu rửa tiền nhưng bị cáo đề nghị xem xét xử lý luôn trong vụ án thì HĐXX nên xem xét sự tự nguyện của bị cáo. Khi thu được số tiền trên thì khấu trừ cho bị cáo.
Còn đối với những người liên quan, có dấu hiệu hành vi khác chưa làm rõ được trong giai đoạn 1 sẽ làm rõ trong giai đoạn 2
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.