Vụ phá sản chấn động Trung Quốc: Tỷ phú liên quan kho nhôm 4,3 tỷ USD đội lốt hàng Việt 'ngã ngựa'

Mai Lý - 06/07/2023 16:27 (GMT+7)

(VNF) - Liu Zhongtian – “vua nhôm” của Trung Quốc từng khuynh đảo thị trường hiện giờ đang phải đối mặt với số nợ khổng lồ.

Tờ Nikkei Asia tiết lộ, Tập đoàn Zhongwang đã lên kế hoạch đệ trình “kế hoạch tái cấu trúc” vào ngày 20/6 vừa qua. Động thái này này diễn ra chỉ 9 tháng sau khi tòa án Thẩm Dương chấp thuận đề nghị cho công ty mẹ và 252 công ty con của Zhongwang được tiến hành thủ tục phá sản.

Tập đoàn Zhongwang của tỷ phú Liu Zhongtian từng là nhà sản xuất nhôm hàng đầu châu Á. Vào thời kỳ đỉnh cao, tập đoàn Zhongwang có tới 50.000 nhân viên cùng tổng tài sản lên tới hơn 500 tỷ NDT.

Tuy nhiên, sau khi bị Bộ Tư pháp Mỹ tố cáo tập đoàn này đã có hành vi “gian lận tài chính phức tạp” và cáo buộc người đứng đầu – tỷ phú Liu Zhongtian với 24 tội danh, hoạt động kinh doanh của tập đoàn Zhongwang đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và lao dốc không phanh.

Quyết định điên rồ giúp Liu Zhongtian thành tỷ phú tự thân

Liu Zhongtian bắt đầu kinh doanh từ năm 17 tuổi với việc bán gỗ xẻ, đậu nành và thép phế liệu. Vào năm 1993, Liu Zhongtian thành lập công ty Zhongwang chuyên sản xuất các cấu hình nhôm cho cửa ra vào và cửa sổ. Cùng thời gian đó, nhu cầu về vật liệu xây dựng và bất động sản ở Trung Quốc bùng nổ, giúp Zhongwang trở thành 1 trong 500 công ty hàng đầu Trung Quốc.

Vào năm 2001, gã khổng lồ nhôm Alcoa của Mỹ đề nghị mua lại Zhongwang với giá 65 triệu USD. Dù thương vụ triệu đô này không xảy ra nhưng tỷ phú Liu Zhongtian đã nhanh chóng nhận thấy tiềm năng vô cùng lớn của ngành sản xuất nhôm.

Sau khi từ chối lời đề nghị của Alcoa, Liu Zhongtian quyết định thay đổi mô hình sản xuất. Nhận thấy nhu cầu nhôm công nghiệp đang tăng cao trong khi có rất ít công ty sản xuất, Liu Zhongtian đã chuyển hướng sang sản xuất nhôm công nghiệp. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà máy và máy móc đòi hỏi một khoản tiền khổng lồ. Đối với một công ty nhỏ như Zhongwang đây quả là một quyết định mang tính đánh cược.

Bất chấp việc các bộ phận quản lý trong công ty phản đối và xem là “điên rồ”, Liu Zhongtian vẫn quyết tâm thực hiện kế hoạch của mình. Liu Zhongtian đã đổ số tiền ước tính hơn 2 tỷ NDT vào kế hoạch này. Thế nhưng, “lúc đó chúng tôi gần như không nhìn thấy tương lai”, một thành viên cấp cao của Zhongwang cho hay.

Vào cuối năm 2004, Zhongwang giống như “chết đuối vớ được cọc” khi Bộ Đường sắt Trung Quốc chỉ định công ty này cung cấp cấu hình nhôm cho việc chế tạo toa xe lửa. Thừa thắng xông lên, Zhongwang còn là nhà cung cấp các loại nhôm cho máy bay, tàu thủy hay các công cụ máy móc lớn. Zhongwang đã ký kết hơn 10 dự án quốc gia lớn, trong đó phải kể đến như xây dựng sân bay thủ đô, xây dựng các địa điểm Olympic, triển lãm thế giới Thượng Hải, đại hội thể thao châu Á Quảng Châu,…

Năm 2008, doanh số bán nhôm công nghiệp của Zhongwang chiếm 55,3% tổng doanh thu của công ty. Trong nửa đầu năm 2008, doanh thu của tập đoàn này đã đạt 11,26 tỷ NDT. Liu Zhongtian còn cân nhắc việc đưa ra lời đề nghị mua lại Alcoa, công ty trước đó đã tìm cách mua lại Zhongwang.

Năm 2009, Tập đoàn Zhongwang được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông. Zhongwang trở thành công ty niêm yết với quy mô thu hút vốn lớn nhất thế giới trong năm đó khi huy động được 1,3 tỷ USD. Nhờ đó, tài sản cá nhân của Liu Zhongtian cũng tăng vọt và trở thành người giàu nhất đại lục lúc bấy giờ.

Trong hai năm đầu niêm yết, tập đoàn Zhongwang đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Trong năm 2010, lợi nhuận ròng của Zhongwang và 2,6 tỷ NDT với tỷ suất lợi nhuận gộp là 40,6%. Mức tăng trưởng ấn tượng của Zhongwang vượt xa các công ty cùng ngành.

“Lách luật” để kiếm tiền và cú ngã ngựa

Trước khi IPO, tập đoàn Zhongwang chủ yếu bán trong nước. Vào năm 2008, xuất khẩu chỉ chiếm 3,3% doanh thu của Zhongwang. Tuy nhiên, sau khi niêm yết, Zhongwang đã đẩy mạnh xuất khẩu nhôm sang Mỹ giúp xuất khẩu chiếm 41% doanh thu. Zhongwang đã tận dụng việc được chính phủ trợ cấp để cạnh tranh về giá thành với các công ty sản xuất nhôm tại Mỹ.

Năm 2011, Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiến hành các cuộc điều tra và áp dụng thuế chống phá giá và chống trợ cấp đối với mặt hàng nhôm nhập khẩu đến từ Trung Quốc. Cũng trong năm đó, xuất khẩu của Zhongwang sang thị trường Mỹ giảm tới 90%.

Tuy nhiên, Liu Zhongtian đã nhìn ra kẽ hở để lách luật. Tập đoàn Zhongwang của Liu Zhongtian đã vận chuyển nhôm đến Mexico – nơi nhôm được sản xuất thành các pallet để tránh bị đánh thuế. Sau đó, chúng sẽ được chuyển đến các nhà kho ở Nam California và nấu chảy thành các nhôm thô để bán ra thị trường.

Theo Nikkei Asia, Liu Zhongtian cũng là chủ của 1,8 triệu tấn nhôm trị giá 4,3 tỷ USD bị Hải quan Việt Nam bắt giữ vào năm 2019. Lô nhôm này được nhập về Việt Nam trước khi xuất khẩu sang Mỹ và các quốc gia khác.

Vào năm 2022, thẩm phán liên bang Hoa Kỳ đã tuyên phạt 6 công ty có trụ sở tại Nam Calìỏnia do Liu Zhongtian kiểm soát số tiền 1,83 tỷ USD vì âm mưu trốn thuế hải quan. Liu Zhongtian cũng phải đối mặt với các cáo buộc như rửa tiền quốc tế, gian lận chuyển khoản ngân hàng, gian lận hải quan,…Tháng 4/2022, tập đoàn Zhongwang chính thức bị hủy niêm yết khỏi Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông và đối mặt với khoản nợ lên tới 64 tỷ USD (bao gồm cả khoản nợ của cả các công ty thành viên).

Theo Nikkei Asia
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

Mua, bán vàng miếng phải xuất hóa đơn nhằm chống rửa tiền

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng phải thực hiện nghiêm chế độ hóa đơn, chứng từ, tuân thủ pháp luật về phòng chống rửa tiền.

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

VinFast nhận cọc sớm VF 3, giá rẻ chỉ từ 235 triệu đồng

(VNF) - Sau thời gian nhận cọc sớm, mức giá bán chính thức dành cho xe điện VinFast VF 3 (thuê pin) là 240 triệu đồng và 322 triệu đồng (kèm pin).

Báo động hàng không: Chỉ còn 170 máy bay, hãng bay không tìm thuê được

Báo động hàng không: Chỉ còn 170 máy bay, hãng bay không tìm thuê được

(VNF) - Tính đến ngày 2/5/2024, tổng số tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam là 199 chiếc, trong đó số lượng tàu bay đang khai thác thực tế dao động từ 165-170 chiếc.

TP. HCM: Cầm đầu đường dây sản xuất tiền giả lĩnh án chung thân

TP. HCM: Cầm đầu đường dây sản xuất tiền giả lĩnh án chung thân

(VNF) - Trần Văn Miên với vai trò cầm đầu đường dây sản xuất, tiêu thụ tiền giả bị tòa tuyên mức án chung thân.

'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

'Công thần' gắn bó 30 năm với Hoàng Anh Gia Lai bất ngờ xin từ nhiệm

(VNF) - Gia nhập Hoàng Anh Gia Lai từ tháng 3/1994, ông Nguyễn Chí Thắng bất ngờ xin từ nhiệm sau 30 năm gắn bó với doanh nghiệp này.

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

Đằng sau khoản nợ gần 20.000 tỷ của Đèo Cả

(VNF) - Với đặc thù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư - thi công - quản lý vận hành các dự án hạ tầng giao thông, lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) khẳng định các khoản nợ dài hạn là vấn đề rất bình thường và lịch trả nợ đã được doanh nghiệp sắp xếp phù hợp.

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

Bảo hiểm thắng lớn nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận tăng tới hơn 100%

(VNF) - Khác với dự báo của giới phân tích thời điểm đầu năm, doanh thu tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm trên sàn vẫn ghi nhận tín hiệu tích cực trong quý I.

Khủng hoảng ngành y, loạt bệnh viện Hàn Quốc căng thẳng vì cạn tiền

Khủng hoảng ngành y, loạt bệnh viện Hàn Quốc căng thẳng vì cạn tiền

(VNF) - Khi cuộc khủng hoảng ngành y tế tại Hàn Quốc vẫn đang trong tình thế giằng co, ngày càng có nhiều bệnh viện tại nước này gặp khó khăn về tài chính.

Vì sao Quốc Cường Gia Lai phản đối trả cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng?

Vì sao Quốc Cường Gia Lai phản đối trả cho bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng?

(VNF) - Liên quan đến vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, Công ty Quốc Cường Gia Lai đã có kháng cáo về việc bị tòa tuyên buộc trả 2.882 tỷ đồng cho bà Trương Mỹ Lan.

'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

'FED và ECB bắt đầu nới lỏng: Tỷ giá và lãi suất sẽ dễ thở hơn'

(VNF) - Ông Park Won Sang - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam dự báo, FED và ECB sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua cắt giảm lãi suất điều hành trong nửa cuối năm 2024, thị trường tài chính nhờ đó sẽ hưởng lợi. Việc điều hành vĩ mô của Việt Nam, đặc biệt là tỷ giá và lãi suất sẽ “dễ thở” hơn.

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hình ảnh ấn tượng tại Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(VNF) - Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành là điểm nhấn quan trọng Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) nhằm biểu dương lực lượng, khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.