'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngay trước thời điểm quan trọng đại hội đồng cổ đông vào ngày 23/3, sóng gió lại nổi lên ở Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) của cố doanh nhân Tư Hường, một người được cho là đã để lại khối tài sản trị giá cả tỷ USD sau khi qua đời vào giữa năm 2017.
Theo tài liệu công bố, Ngân hàng NamABank sẽ tổ chức ĐHĐCĐ năm 2019 vào ngày 23/3 tới tại Đà Lạt. Một nội dung quan trọng là NamABank trình đại hội thông qua việc niêm yết toàn bộ cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) .
Theo kế hoạch, NamABank cũng sẽ trình phương án tăng vốn điều lệ trong năm 2019, phương phán phân phối lợi nhuận.
Theo dự thảo, NamABank sẽ đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt 800 tỷ đồng; tài sản tăng 15% lên 86 ngàn tỷ đồng; huy động vốn và phát hành giấy tờ có giá tăng 27% lên 72 ngàn tỷ đồng; dư nợ cho vay tăng 18% lên 60 ngàn tỷ đồng...
Trong năm 2018, NamABank cũng từng đã có phương án tăng vốn lên 5 ngàn tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu phổ thông mới. Tuy nhiên, ngân hàng mới chỉ thực hiện được một phần tăng vốn từ 3.021 tỷ đồng lên 3.353 tỷ đồng bằng trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Như vậy, nếu không có gì thay đổi, NamABank của cố doanh nhân Trần Thị Hường (Tư Hường) sẽ có một bước tiến lớn về sự minh bạch, đưa cổ phiếu đến gần các nhà đầu tư hơn nữa, trong bối cảnh ngân hàng này gần đây có những biến động lớn về cơ cấu cổ đông, lãnh đạo cũng như vấn đề công bố thông tin.
Trong vài năm gần đây, từ 2016, NamABank đã không công bố báo cáo quản trị, báo cáo về cơ cấu cổ đông cũng như tỷ lệ sở hữu cụ thể của các cổ đông lớn và những người liên quan. Giới đầu tư không biết hiện tại những người trong nhà bà Tư Hường cũng như bên liên quan đang nắm giữ bao nhiều cổ phần và có còn nắm cổ phần chi phối ngân hàng này như trước kia hay không.
NamABank là một ngân hàng được gây dựng bởi gia đình cố doanh nhân Tư Hường. Các con bà, bao gồm ông Nguyễn Quốc Toàn, ông Nguyễn Quốc Mỹ, Nguyễn Thị Xuân Loan và một người gắn bó với gia nghiệp nhà bà Tư Hường là ông Phan Đình Tân đều từng xoay vòng giữ chức chủ tịch ngân hàng này.
Theo các báo cáo, trong 2 năm 2017 và 2018, ông Nguyễn Quốc Toàn đã trở lại vị trí chủ tịch NamABank sau khi để ông Phan Đình Tân nắm giữ chức vụ này năm 2016. Ông Nguyễn Quốc Toàn - con trai ông bà Tư Hường - Nguyễn Chấn là Việt kiều Canada trở về Việt Nam và năm 2008 cưới Á hậu kém 20 tuổi Dương Trương Thiên Lý.
Gần đây, NamABank trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của dư luận với việc ông Nguyễn Chấn (chồng cố doanh nhân Tư Hường) họp báo cho biết bị chiếm đoạt khoảng 30.000 tỷ đồng - Tương đương 1,3 tỷ USD.
Số tài sản này gồm cổ phiếu do NamABank phát hành, cổ phần tại các công ty trong hệ thống Tập đoàn Hoàn Cầu (thuộc gia đình ông Chấn - bà Hường), các khoản đầu tư vào doanh nghiệp dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần.
Xem thêm >> Nam A Bank lên tiếng về ‘lùm xùm’ tranh chấp cổ phần của gia đình bà Tư Hường
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.