'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chiều 26/11, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị công bố Đề án "Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025". Đáng chý ý là hoạt động này diễn ra ngay sau khi Quốc hội vừa thông qua nghị quyết về cơ chế đặc thù cho thành phố này.
Theo giới thiệu, Đề án tập trung vào bốn mục tiêu tổng quát là đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế, hướng đến kinh tế tri thức, kinh tế số; quản trị đô thị hiệu quả trên cơ sở dự báo; nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc; tăng cường sự tham gia quản lý của người dân.
Với mục tiêu đó, tầm nhìn của Đề án đến năm 2025 là "Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát triển kinh tế tương đối cao, bền vững, trên nền tảng khai thác tốt nhất các nguồn lực, với người dân là trung tâm đô thị".
Các mục tiêu của Đề án sẽ được thực hiện với bốn chủ thể chính của đô thị: Chính quyền, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Cụ thể, thành phố thông minh sẽ đáp ứng nhu cầu dự báo phát triển chính xác hơn và thông qua xây dựng chính quyền điện tử, kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu nhằm gia tăng hiệu quả điều hành trên các lĩnh vực; người dân sẽ được cung cấp các tiện ích hỗ trợ để ra quyết định tối ưu; doanh nghiệp sẽ có môi trường minh bạch, đơn giản, thuận tiện hoạt động và được cung cấp nhiều thông tin để có quyết định kinh doanh chính xác; đối với các tổ chức xã hội, đô thị thông minh tạo ra kết nối phản hồi thông tin để họ tham gia một cách hiệu quả vào quá trình cung cấp các dịch vụ cho đô thị.
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Quốc hội vừa có Nghị quyết 54 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, thì việc công bố Đề án đã thể hiện sự chủ động, quyết tâm của Thành phố nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
TP.HCM đã công bố Đề án xây dựng đô thị thông minh
Đô thị thông minh chính là cách giải quyết vấn đề đô thị và việc Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh sẽ giúp giải quyết các vấn đề bức thiết trong phát triển.
Ngoài ra, thông qua đô thị thông minh, bản thân người dân, tổ chức sẽ phát huy tối đa năng lực của mình, là chủ thể sáng tạo, đồng thời người dân sẽ giám sát thực hiện, xã hội phát triển có kiểm soát.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, nếu Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh được xem như động lực trực tiếp, thì việc xây dựng Thành phố trở thành đô thị thông minh được xem như một đòn bẩy để thành phố tăng trưởng vượt bậc so với phương pháp tăng trưởng truyền thống, chủ yếu dựa vào vốn và lao động. Đây còn được kỳ vọng như một làn gió mới để thu hút đầu tư, tạo ra những giá trị gia tăng cho nền kinh tế.
Ông Nguyễn Thành Phong khẳng định, Ban điều hành Đề án sẽ đẩy mạnh huy động các nguồn lực ngoài ngân sách, khuyến khích doanh nghiệp phát triển công nghiệp vi mạch; tăng cường đầu tư và phát triển thị trường cho thuê các dịch vụ công nghệ thông tin.
Về giải pháp thực hiện Đề án, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Đề án tập trung vào bốn trụ cột là xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu mở cho thành phố; xây dựng Trung tâm mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố; xây dựng Trung tâm điều hành đô thị thông minh; thành lập Trung tâm An toàn thông tin thành phố.
Việc xây dựng các Trung tâm sẽ được Thành phố kêu gọi, thu hút các nguồn lực từ xã hội, nhất là các doanh nghiệp. Ngoài ra, Thành phố cũng xây dựng Khung công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cho đô thị thông minh.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.