Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Chiều 7/10, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP. HCM đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống dịch trên địa bàn thành phố.
Tại buổi họp báo, Phó trưởng Ban Phòng chống dịch Covid-19 TP. HCM Phạm Đức Hải cho biết, đến 18 giờ ngày 6/10, có 403.997 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TP được Bộ Y tế công bố.
Số bệnh nặng đang thở máy ngày càng giảm, số ca nhập viện luôn thấp hơn số xuất viện những ngày qua, số ca tử vong những ngày gần đây liên tục dưới 2 con số.
Đến ngày 8/10, có 19 quận, huyện và TP. Thủ Đức được đề nghị công nhận kiểm soát dịch (thêm 3 đơn vị so với 4/10: quận 4, Bình Thạnh và Hóc Môn). Còn hai đơn vị là Bình Tân và Bình Chánh chưa được công nhận kiểm soát dịch.
Trả lời câu hỏi về kế hoạch ngành y tế khi lực lượng chi viện y tế cho TP rút về, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP. HCM Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết Sở Y tế đang phối hợp các sở ngành tham mưu UBND TP kế hoạch chuyển đổi.
TP đã chuẩn bị từ rất sớm các hoạt động khi các lực lượng do Bộ Y tế huy động vào TP rút về. Một trong những hoạt động đó là hàng ngày, Sở Y tế giao ban các tầng điều trị nhằm nâng cao năng lực điều trị của từng bệnh viện.
Đối với việc tập huấn, đào tạo, hiện nay nhân viên y tế khi tham gia điều trị Covid-19 các tầng cùng các bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Trung ương Huế đã phối hợp, có buổi tập huấn đào tạo, để nhân viên ngành y tế không chuyên khoa nhiễm, hồi sức có thể nắm bắt, sẵn sàng tiếp nhận công việc khi lượng lực hỗ trợ rút đi.
Đối với việc chi trả gói hỗ trợ đợt 3, Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh - Xã hội TP Nguyễn Văn Lâm cho biết, đến nay, đã chi trả cho 2.373.049 người ở 21 quận huyện, TP. Thủ Đức. Có 3 quận đã chi trên 90% là Phú Nhuận (96,3%), quận 5 (92,2%), quận 1 (92,5%). Ông Lâm nói từ nay đến ngày 15 theo chỉ đạo UBND TP sẽ kết thúc chi trả đợt 3.
Đánh giá về tình hình chung sau một tuần TP. HCM chuyển sang trạng thái “bình thường mới”, Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP. HCM Phạm Đức Hải cho biết, đa số người dân nhanh chóng thích ứng an toàn, linh hoạt trong điều kiện bình thường mới. Ngày càng nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh hoạt động trở lại, đã phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh ngày càng thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của người dân, tạo ra nhiều công ăn việc làm.
Cụ thể, từ ngày 1/10 đến ngày 3/10, số doanh nghiệp hoạt động trở lại là 5.279 doanh nghiệp. Đến ngày 6/10, con số này đã lên tới 9.200 doanh nghiệp.
Đối với hoạt động ở khu chế xuất - khu công nghiệp, trước ngày 1/10 chỉ có 70.000 lao động trong tổng số 288.000 lao động làm việc (chiếm tỷ lệ 24%); số doanh nghiệp hoạt động là 746/1.412 (gần 53%). Sau 3 ngày TP. HCM nới lỏng giãn cách, đã có 135.000/288.000 lao động làm việc (46%). Số doanh nghiệp hoạt động nâng từ 53% lên 60%. Đến ngày 6/10, có 164.000 lao động làm việc (gần 57%) và số doanh nghiệp hoạt động chiếm 69%.
Tại khu công nghệ cao TP. HCM, trước ngày 1/10, có 25.000 lao động trong tổng số 50.000 lao động ở khu vực này đang làm việc (tỷ lệ 50%). Đến nay, đã có 27.300 công nhân làm việc (gần 55%). Số doanh nghiệp hoạt động là 88/118 (74%).
Theo ông Phạm Đức Hải, những con số đó cho thấy, các hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở khu công nghiệp - khu chế xuất và khu công nghệ cao tiếp tục thu hút nhiều lao động sau khi nới lỏng giãn cách. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động làm việc mới đạt 55 - 56%. Do đó, lao động chính là bài toán rất lớn đối với TP. HCM.
Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP. HCM Phạm Đức Hải chia sẻ, TP. HCM luôn trân trọng người lao động. TP. HCM đã có nhiều giải pháp chăm lo cho người lao động. Ông Hải cũng cho hay TP và doanh nghiệp rất cần người lao động, đang mời gọi người lao động quay trở lại để tiếp tục hoạt động.
Đối với người lao động có nguyện vọng về quê, ông Phạm Đức Hải cho biết, nếu ai có nguyện vọng muốn về quê thì Bộ Tư lệnh TP. HCM và các cơ quan chức năng sẽ tổ chức cho người lao động về quê theo nhu cầu. Việc này đảm bảo 3 yêu cầu: theo nguyện vọng của người lao động, đảm bảo giữ sức khỏe cho người lao động và đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19. Ông Hải cho biết, việc tổ chức cho người lao động về quê có ưu tiên người già, phụ nữ mang thai và trẻ em.
Đối với việc lưu thông giữa TP. HCM và các tỉnh lân cận, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP. HCM Bùi Hòa An thông tin, TP. HCM đã gửi văn bản tới 4 tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai và Tây Ninh đề nghị xem xét, hoàn chỉnh dự thảo phương án tổ chức cho người lao động di chuyển giữa TP. HCM và 4 địa phương.
Hiện TP. HCM đã nhận được góp ý của các tỉnh. Tuy nhiên, yêu cầu của các tỉnh lại khác nhau nên chưa thể thống nhất phương án cho người lao động di chuyển giữa TP. HCM và cả 4 tỉnh. Vì vậy, TP. HCM và 4 tỉnh đang trao đổi lại, sẽ thống nhất phương án di chuyển theo hướng giữa TP. HCM và từng tỉnh cụ thể, thực hiện từ ngày 8/10.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.