Vướng 3 trở ngại lớn, kinh tế Nga đối diện ‘tương lai nghiệt ngã’?

Thanh Tú - 06/12/2023 13:24 (GMT+7)

(VNF) - Theo ông Vladislav Inozemtsev, cố vấn đặc biệt tại Viện Nghiên cứu Truyền thông Trung Đông, nền kinh tế Nga đã bị suy giảm do chiến sự tại Ukraine và tình hình có thể sẽ giống như thời kỳ cuối Chiến tranh Lạnh khi các yếu tố quan trọng của tăng trưởng xấu đi.

Trong một bài báo đăng trên tạp chí Politique étrangère của Pháp, ông Inozemtsev đã chỉ ra những dấu hiệu suy yếu “đang lóe lên” trong nền kinh tế Moscow. Trong đó, ông đã nêu bật 3 vấn đề đang tồn tại ở Nga có thể khiến kinh tế đất nước phải đối mặt với một tương lai nhiều biến động.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Phi công nghiệp hóa

Theo ông Inozemtsev, nền kinh tế Nga đang ngày càng trở nên "nguyên thủy" khi các công ty phương Tây rời khỏi nước này và dừng hoạt động kinh doanh tại đây. Trong khi đó, hệ thống máy móc phương Tây còn sót lại trong nước đang cũ dần và chỉ còn sử dụng được từ 3 đến 5 năm tới.

Điều đó đã tạo ra những lỗ hổng đang làm tổn thương các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Nga, chẳng hạn như lĩnh vực ô tô, vốn đã chứng kiến ​​doanh số bán hàng sụt giảm trong gần hai năm chiến sự.

Hơn một năm qua, ngành công nghiệp ô tô Nga chứng kiến sự trì trệ chưa từng có sau cuộc rút chạy của các hãng xe phương Tây.

Trong khi đó, Nga đang hướng sang Trung Quốc nhiều hơn vì nhu cầu cơ sở hạ tầng và nguồn cung cấp sản phẩm công nghệ cao khi các nước phương Tây không còn muốn giao thương với quốc gia này.

Ông Imnozemtsev ước tính với tốc độ này, Nga có thể trở nên phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc với tư cách là đối tác thương mại vào cuối thập kỷ này.

Dân số giảm

Dân số Nga đã giảm trước chiến sự và càng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh nhiều người sang nước khác định cư trước mối đe dọa từ chiến sự và nền kinh tế ảm đạm.

Chỉ trong năm 2022, Nga chứng kiến tối đa 1,3 triệu công dân rời khỏi nước này, bao gồm nhiều lao động trẻ tuổi và làm việc trong lĩnh vực có giá trị cao. Luỹ kế từ năm 2017 đến năm 2022, dân số Nga đã giảm khoảng 3 triệu người.

Trong khi các công ty quốc phòng đang làm việc hết công suất để cung cấp cho lực lượng vũ trang, các ngành công nghiệp dân sự đang phải vật lộn để tìm nguồn lao động.

Tình trạng thiếu lao động đã làm lộ rõ những điểm yếu của nền kinh tế Nga.

Theo báo cáo mới của Cơ quan Thống kê nhà nước Nga Rosstat, dân số Nga sẽ giảm 3 triệu người vào năm 2030, và sẽ tiếp tục giảm thêm 7 triệu người vào năm 2046.

Dân số giảm đã tạo ra một số vấn đề cho nền kinh tế Nga khi nước này chuyển sang nền tảng thời chiến, bao gồm cả thiếu hụt nhân công kỷ lục. Các chuyên gia cho rằng nếu không có biện pháp can thiệp, xu hướng này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực cho tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Nga và đẩy tỷ lệ lạm phát tăng vọt.

Theo Liên hợp quốc, nếu xu hướng giảm này tiếp tục, dân số Nga sẽ chỉ còn 120 triệu người từ nay đến năm 2050. Trong kịch bản bi quan nhất, từ nay đến cuối thế kỷ, Nga sẽ chỉ còn 83,7 triệu dân.

“Về lâu dài, sự sụt giảm nguồn nhân lực có thể khiến Nga phải trả giá đắt hơn những tổn thất tài chính trước mắt do cuộc xung đột hiện tại gây ra”, ông Imnozemtsev cho hay.

Thâm hụt ngân sách

Nga gần đây đã tìm nhiều giải pháp để bù đắp ngân sách đang thâm hụt, trong khi phải tăng chi quân sự. Chính phủ Nga đã ban hành thuế lợi tức phụ thu một lần (one-off windfall tax) đối với nhiều doanh nghiệp lớn, đặt mục tiêu thu 3,1 tỷ USD.

Trong năm đầu chiến sự, khả năng chống chịu của kinh tế Nga trước các lệnh trừng phạt của phương Tây tốt hơn dự kiến. Giá dầu khí tăng cao giúp Nga đảm bảo thu ngân sách trong giai đoạn này. GDP cũng chỉ giảm 2,1% năm ngoái, thấp hơn nhiều so với con số dự báo ban đầu của các chuyên gia là 10-15%.

Chính phủ Nga hồi tháng trước cho biết họ dự định chi 10,8 nghìn tỷ rúp (118 tỷ USD), tương đương khoảng 6% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng vào năm tới. Con số này gấp ba lần số tiền được phân bổ vào năm 2021, năm cuối cùng trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine và nhiều hơn 70% so với kế hoạch ban đầu cho năm nay.

Các nhà phân tích độc lập cho rằng con số thực tế có thể còn cao hơn nếu tính cả những ước tính về chi tiêu mật.

Nga gần đây đã tìm nhiều giải pháp để bù đắp ngân sách đang thâm hụt.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế học cảnh báo tác động sẽ tăng dần cùng với các lệnh trừng phạt mới nhắm vào nguồn thu từ tài nguyên thiên nhiên của Nga.

Theo ông Imnozemtsev, tất cả những điều này cho thấy nền kinh tế Nga đang phải đối mặt với khó khăn lớn.

Ông Imnozemtsev ước tính GDP của Nga vào cuối thập kỷ này có thể sụt giảm 10% -15% và đồng rúp có thể lao dốc khoảng 50% giá trị.

Các nhà kinh tế khác cũng đưa ra những cảnh báo tương tự đối với nền kinh tế Nga, mặc dù Nga vẫn luôn khẳng định khả năng phục hồi của mình trong hơn một năm rưỡi qua.

Mặc dù Điện Kremlin gần đây đã thừa nhận mước Nga trên bờ vực sụp đổ vào năm ngoái, tuy nhiên họ vẫn dự đoán nền kinh tế Nga sẽ tăng trưởng tới 3% trong năm nay, cao hơn mức tăng trưởng 2,2% ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Xem thêm >> Một năm trừng phạt: Nga mất 36 tỷ USD nguồn thu từ dầu mỏ

Theo Business Insider, Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

‘Cục tạ’ ở Mê Linh có kéo lùi tham vọng của CEO Group?

‘Cục tạ’ ở Mê Linh có kéo lùi tham vọng của CEO Group?

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh. Và dù đã giảm gần 900 tỷ đồng kế hoạch doanh thu so với năm trước, mục tiêu doanh thu 2.100 tỷ đồng trong năm 2024 vẫn được xem là thách thức với CEO Group.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.