Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Trong báo cáo mới nhất được công bố hôm 15/9 về triển vọng tăng trưởng toàn cầu, WB dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu sẽ giảm xuống 0,5% vào năm 2023, tức giảm 0,4% tăng trưởng tính theo đầu người, đồng nghĩa với việc kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái.
Theo đó, trong bối cảnh lạm phát gia tăng mạnh mẽ trên toàn thế giới do nguồn cung nhiều mặt hàng bị hạn chế giữa lúc nhu cầu của các nước gia tăng trong quá trình phục hồi từ đại dịch Covid-19, nhiều ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã phải thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, theo WB, những biện pháp này chưa đủ khả năng để kiềm chế lạm phát, mà còn khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại.
Ba nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Trung Quốc và khu vực eurozone đã ghi nhận mức tăng trưởng chậm lại đáng kể, tạo ra một "tác động vừa phải đối với nền kinh tế toàn cầu trong năm tới và có thể đẩy nó vào suy thoái", WB cho hay.
Theo WB, nền kinh tế toàn cầu hiện đang trong giai đoạn tăng trưởng chậm nhất sau giai đoạn phục hồi hậu suy thoái kể từ năm 1970.
Chủ tịch WB David Malpass cho biết: “Tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại mạnh mẽ, và còn có khả năng chậm hơn nữa khi nhiều quốc gia rơi vào suy thoái”.
Đồng thời, ông David bày to lo ngại rằng những xu hướng này sẽ còn kéo dài, gây hậu quả nghiêm trọng cho các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.
Theo báo cáo của WB, để có thể kiềm chế lạm phát, các ngân hàng trung ương sẽ cần nâng lãi suất chính sách tiền tệ toàn cầu lên gần 4% trong năm tới, gấp đôi mức trung bình vào năm 2021, chỉ để giữ lạm phát cơ bản ở mức 5%.
Thậm chí, lãi suất có thể lên tới 6% nếu các ngân hàng trung ương tìm cách giải quyết lạm phát trong phạm vi mục tiêu của họ.
Nhưng sự gia tăng quy mô lãi suất, cùng với căng thẳng thị trường tài chính, sẽ làm chậm tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu xuống 0,5% vào đầu năm 2023, hoặc giảm 0,4% tính theo đầu người, tương đương với mức được coi là “suy thoái toàn cầu”.
Theo Chủ tịch WB, để tránh khỏi khả năng suy thoái, các nhà hoạch định chính sách có thể chuyển trọng tâm từ giảm giá tiêu dùng sang thúc đẩy sản xuất, bao gồm nỗ lực đầu tư và tăng năng suất.
Ngân hàng này cũng lưu ý thêm rằng các cuộc suy thoái trước đây cho thấy lạm phát hoàn toàn có nguy cơ tiếp tục tăng trong thời gian dài trong khi tăng trưởng yếu, ví dụ như cuộc suy thoái năm 1982 đã gây ra hơn 40 cuộc khủng hoảng nợ và mở ra một thập kỷ không tăng trưởng ở nhiều nền kinh tế đang phát triển.
Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế của WB, cách để các ngân hàng trung ương tiếp tục nỗ lực kiểm soát lạm phát mà không gây ra suy thoái toàn cầu bao gồm việc truyền đạt các quyết định chính sách một cách rõ ràng, trong khi các nhà hoạch định chính sách nên đưa ra các kế hoạch tài khóa trung hạn đáng tin cậy và tiếp tục cung cấp cứu trợ có mục tiêu cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương.
Đáng chú ý, lời cảnh báo mới nhất về suy thoái của WB có nội dung tương tự với cảnh báo được Giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đưa ra hồi tháng 7, khi IMF hạ cấp dự báo năm 2022 về tăng trưởng kinh tế toàn cầu lần thứ 3 trong năm nay.
Theo đó, người đứng đầu IMF cho rằng nền kinh tế toàn cầu đang ở tình trạng nguội lạnh, và không thể loại trừ khả năng xảy ra một cuộc suy thoái toàn cầu vào năm 2023. Lý do được đưa ra bao gồm việc lạm phát lan rộng, tình trạng tăng lãi suất đáng kể của các ngân hàng trung ương, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại và các lệnh trừng phạt leo thang liên quan đến cuộc chiến Nga - Ukraine.
Xem thêm >> Giám đốc IMF: Có khả năng xảy ra suy thoái toàn cầu vào năm 2023
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.