'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
World Bank (WB) mới đây đã công bố Báo cáo Cập nhật Tình hình Kinh tế Việt Nam với chuyên đề “Giáo dục để tăng trưởng”. Báo cáo đã cập nhật lại diễn biến kinh tế trong thời gian gần đây và nêu triển vọng kinh tế cùng rủi ro trong thời gian tới.
Theo báo cáo, WB cho rằng chính sách tiền tệ nới lỏng ở Việt Nam được duy trì trong khi khu vực tài chính và ngân hàng phải đối mặt với rủi ro gia tăng. Trong đó, chất lượng tài sản của các ngân hàng vẫn là một quan ngại và cần phải liên tục theo dõi.
Số liệu nợ xấu chính thức vẫn ở mức thấp trong quý I/2022, đạt 1,53% đối với nợ xấu nội bảng và đạt 3,41% nếu tính cả nợ tại Công ty Quản lý Tài sản của các Tổ chức Tín dụng Việt Nam (VAMC).
WB cho rằng các biện pháp cơ cấu lại thời gian trả nợ kết thúc vào tháng 6/2022 có thể che giấu một số vấn đề về chất lượng tài sản. Nếu xác định nợ có vấn đề theo phạm vi rộng hơn, bao gồm cả nợ đã được tái cơ cấu, thì tỷ lệ nợ có rủi ro phải lên đến ít nhất 5,76%.
Theo WB, tín dụng tiêu dùng “có vẻ xấu đi đáng kể”. Tỷ lệ nợ xấu tại các công ty tài chính tiêu dùng phi ngân hàng đã tăng vọt lên đến 9,6% trong năm 2021, trong khi năm 2020 là 5,5%. Vốn vay đối với tín dụng tiêu dùng chiếm khoảng 12,5% tổng tín dụng năm 2021.
“Vốn mỏng ở các ngân hàng và tỷ lệ dự phòng khác nhau (bình quân 142% nợ xấu trong tháng 12/2021 nhưng có thể thấp đến 35% ở một số ngân hàng) tiếp tục là vấn đề quan ngại. Các ngân hàng phải duy trì nợ xấu ở mức cao hơn đáng kể, đặc biệt là khi giai đoạn thực hiện các biện pháp giãn thời gian trả nợ kết thúc vào tháng 6/2022”, báo cáo nêu rõ.
Tỷ lệ an toàn vốn bình quân (CAR) tăng nhẹ lên 11,47% trong quý I/2022 (so với 11,3% trong quý I/2021) do một số ngân hàng tích cực tăng vốn chủ sở hữu và nợ trong năm qua, tận dụng tâm lý tích cực trên các thị trường vốn.
Mặc dù tỷ lệ an toàn vốn của toàn hệ thống vẫn cao hơn yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước, nhưng vẫn tương đối thấp, WB cho biết. Tỷ lệ vốn theo quy định ở một số ngân hàng chỉ cao hơn một chút so với yêu cầu tối thiểu.
WB cho rằng rủi ro tài chính phát sinh cần được chủ động quản lý để nâng cao khả năng chống chịu của hệ thống ngân hàng.
Chất lượng tài sản ngân hàng và nợ xấu bị khủng khoảng Covid-19 gây ảnh hưởng cần được theo dõi chặt chẽ. Các biện pháp tái cơ cấu thời gian trả nợ được kết thúc vào cuối tháng 6/2022 là bước đi quan trọng để tạo điều kiện hạch toán tốt hơn vốn vay bị suy giảm giá trị, theo WB.
“Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường giám sát an toàn và đảm bảo các ngân hàng phải tuân thủ đầy đủ các quy định về dự phòng và báo cáo nợ xấu nhằm nâng cao khả năng chống chịu và năng lực hấp thụ lỗ của các ngân hàng”, báo cáo nêu rõ.
Theo WB, cần tiếp tục triển khai Basel II nhằm hài hòa báo cáo về nợ xấu và dự phòng tổn thất vốn vay với các chuẩn mực quốc tế. Nếu phát sinh thiếu vốn, các ngân hàng cần được yêu cầu xây dựng kế hoạch bổ sung vốn cụ thể và có thời hạn. Cơ chế xử lý tình trạng mất khả năng trả nợ của doanh nghiệp và cơ chế xử lý trong khu vực ngân hàng hiệu quả cũng có vai trò quan trọng nhằm xử lý tình trạng mất khả năng trả nợ dự kiến.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.