Bảo hiểm nhân thọ 'chốt' hợp đồng online: Cốt lõi ở cầu nối tư vấn viên
(VNF) - Tư vấn viên là “cầu nối” giữa doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) và khách hàng. Do đó để người dân hiểu đúng về bảo hiểm, cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ này
- Từ 1/7, người dân được cấp sổ bảo hiểm xã hội điện tử 10/04/2025 08:19
“Tin tưởng tư vấn nên chọn mua bảo hiểm online”
Đó là chia sẻ của chị Nguyễn Ngọc An (32 tuổi) ở TP. Cao Bằng về việc chị mới tham gia gói bảo hiểm nhân thọ của hãng Generali cho hai mẹ con với chi phí 27 triệu/năm, trong đó chị quan tâm nhiều đến quyền lợi bảo vệ tai nạn và thẻ chăm sóc sức khỏe cao cấp.
Chị An kể, đã tham khảo 3 tư vấn viên của ba công ty bảo hiểm khác nhau, người nhà chị ở Cao Bằng cũng làm tư vấn viên bảo hiểm nhưng chỉ đã chọn mua của một đại lý bảo hiểm ở Hà Nội.
“Số tiền không phải nhỏ, cũng chưa gặp mặt tư vấn bao giờ, nhưng nhận thấy bạn đại lý viên quen qua mạng tư vấn chắc điều khoản, phân tích nhu cầu tài chính và bảo vệ đầy đủ, nên đã quyết định từ chối người nhà, mua online”, chị An nói thêm.

Tương tự, theo anh Huỳnh Văn Đạt (35 tuổi) ở Bình Phước, anh đã tham gia bảo hiểm nhân thọ với trị giá 18 triệu đồng với một tư vấn viên ở ngoài Hà Nội. Lý giải cho lựa chọn này, anh Đạt cho biết sau quá trình ba tháng tìm hiểm, anh nhận thấy bạn tư vấn nắm chắc sản phẩm, không chỉ của một DN mà nhiều bên để so sánh cho khách hàng.
Ngoài ra, theo anh Đạt tư vấn này còn có hiểu biết các kiến thức về tài chính, đầu tư, hưu trí … nên giúp anh hiểu rõ vai trò của bảo hiểm là bảo vệ thành quả các kênh đầu tư của mình.
Trả lời VietnamFinance, TS Nguyễn Thành Hưng, Giám đốc phòng Nghiên cứu vào đào tạo, Bảo Việt Nhân thọ, cho biết thị trường bảo hiểm nhân thọ (BHNT) Việt Nam đang đứng trước cơ hội và tiềm năng lớn với đặc điểm dân số trẻ và tầng lớp trung lưu tăng nhanh, tỷ lệ người dân tham gia BHNT ở Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, ngành BHNT Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức lớn do sự cạnh tranh gay gắt, sự thay đổi của quy định pháp luật, sự biến động của thị trường tài chính và đặc biệt tâm lý người tiêu dùng bởi một số vụ việc gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của ngành. Đáng lưu ý đó là chất lượng đội ngũ tư vấn viên.
Thị trường hồi phục trở lại: Cốt lõi ở chất lượng tư vấn viên
Theo ông Hưng, người tham gia BHNT trước hết là bảo vệ tài chính, giúp đảm bảo tương lai tài chính cho người thân trong trường hợp người trụ cột không may gặp rủi ro không còn sống hoặc mất khả năng lao động; tiếp đó là bảo vệ trước rủi ro sức khỏe với những điều khoản bổ sung về bảo hiểm sức khỏe, giúp chi trả chi phí y tế, giúp giảm bớt gánh nặng tài chính khi gặp rủi ro về sức khỏe. Kế đến, đây là giải pháp tiết kiệm và đầu tư giúp người tham gia tích lũy tài chính cho các mục tiêu dài hạn.
“Có BHNT là an tâm hơn về tương lai tài chính, giảm bớt lo lắng về những rủi ro có thể xảy ra”, ông Hưng nhấn mạnh.

Ông Hưng cho rằng, khi người dân hiểu rõ giá trị bảo vệ tài chính của bảo hiểm, chính họ sẽ có xu hướng chủ động tìm hiểu và tự tham gia bảo hiểm hơn, và khi mức độ thẩm thấu đạt đến một mức nào đó, tham gia bảo hiểm sẽ trở thành một nhu cầu tự nhiên.
Và để hỗ trợ cho quá trình này, theo kinh nghiệm của các quốc gia có trong khu vực và trên thế giới, ông Hưng đánh giá thì việc giáo dục tài chính và nâng cao nhận thức về bảo hiểm là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thị trường bảo hiểm.
Tuy nhiên, vị chuyên gia của Bảo Việt Nhân thọ nhận định, then chốt hơn cả vẫn là nâng cao chất lượng đội ngũ tư vấn viên bởi đây chính là cầu nối giữa DNBH và khách hàng.
Thứ nhất, tư vấn viên/đại lý cần xây dựng nền tảng vững chắc kiến thức chuyên sâu về sản phẩm bảo hiểm bao gồm các loại hình bảo hiểm, quyền lợi, điều khoản, quy định của luật pháp… Bên cạnh đó, yếu tố cũng rất cần thiết đó là trang bị kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực tài chính khác như đầu tư, thuế, bất động sản, kế hoạch hưu trí… nhằm giúp khách hàng thấy rõ vai trò của bảo hiểm trong bức tranh tài chính cá nhân, bảo vệ kết quả đầu tư…
Đồng thời tư vấn viên phải liên tục cập nhật xu hướng của thị trường, nắm vững công nghệ và tích cực tham gia các khoá học chuyên ngành, các khoá học nâng cao kỹ năng.
Thứ hai, tư vấn viên phải phát triển kỹ năng tư vấn toàn diện trong đó chú trọng đến kỹ năng giao tiếp, xây dựng và phát triển các mối quan hệ tin cậy với khách hàng, lắng nghe và thấu hiểu; kết hợp với nâng cao năng lực phân tích tình hình tài chính của khách hàng, đánh giá, xây dựng và đề xuất các kế hoạch, giải pháp tài chính phù hợp với từng cá nhân. Đối với kỹ năng tư vấn, tư vấn viên cần phát triển thêm kỹ năng tư vấn toàn diện về tài chính cá nhân như đầu tư, hưu trí, quản lý rủi ro, quản lý tài sản…
Thứ ba, tư vấn viên cần tạo dựng uy tín với khách hàng, tuân thủ và đề cao yếu tố đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là tính trung thực và minh bạch trong tư vấn và cung cấp sản phẩm, dịch vụ, tuân thủ các quy định của pháp luật, có trách nhiệm với khách hàng.
“Trong giai đoạn mới của ngành bảo hiểm nhân thọ, tư vấn viên không chỉ bán sản phẩm mà còn là người bạn đồng hành giúp khách hàng đạt được mục tiêu tài chính”, ông Hưng nhấn mạnh.
Chân dung “Nhà hoạch định tài chính cá nhân” trong giai đoạn mới của ngành bảo hiểm nhân thọ là một trong các nội dung tại các tham luận của diễn đàn thường niên 2025 với chủ đề “Chân dung & Vai trò Nhà Hoạch định Tài chính Cá nhân trong phát triển thị trường tài chính bền vững”.
Đây là sự kiện có sự đồng hành của các đơn vị, định chế tài chính với quy mô hơn 500 tư vấn viên làm việc tại ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản và sự góp mặt đặc biệt của các chuyên gia - diễn giả đầu ngành…
Thông tin Diễn đàn Hoạch định tài chính cá nhân 2025
Thời gian: Thứ Bảy, ngày 12/04/2025 từ 08:00 - 12:00
Địa điểm: Hội trường lớn D1 - Học viện Ngân hàng, số 12, phường Chùa Bộc, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội.
Đăng ký tham gia diễn đàn tại đây: https://fidt.vn/dang-ky-dien-dan-hoach-dinh-tai-chinh-ca-nhan-2025/#dang-ky
Chân dung & vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân trong kỷ nguyên tài chính mới
Công ty bảo hiểm 'hiếm hoi' đi vay nợ gần 500 tỷ
(VNF) - Đạt doanh thu hơn 17.000 tỷ trong 11 năm có mặt tại Việt Nam, nhưng bảo hiểm nhân thọ Sun Life luôn trong tình trạng thua lỗ triền miên, nhiều năm đóng thuế nhà nước 0 đồng. Đáng chú ý, đây công ty bảo hiểm nhân thọ “hiếm hoi” phải đi vay nợ.
Công ty bảo hiểm 'hiếm hoi' đi vay nợ gần 500 tỷ
(VNF) - Đạt doanh thu hơn 17.000 tỷ trong 11 năm có mặt tại Việt Nam, nhưng bảo hiểm nhân thọ Sun Life luôn trong tình trạng thua lỗ triền miên, nhiều năm đóng thuế nhà nước 0 đồng. Đáng chú ý, đây công ty bảo hiểm nhân thọ “hiếm hoi” phải đi vay nợ.
Soi tiến độ Trung tâm thương mại Văn Phú Seoul sau hơn 10 năm chờ đợi
(VNF) - Dự án Xây dựng Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Văn Phú Seoul do Công ty TNHH Seoul Việt Nam đầu tư được cấp phép từ 2008 và gần đây mới khởi động xây dựng.