Tương lai Nghề Hoạch định tài chính cá nhân tại Việt Nam
(VNF) - Sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay cho thấy nhu cầu cấp thiết về giáo dục tài chính và quản lý tài chính cá nhân cũng như Nghề hoạch định tài chính cá nhân (HĐTCCN) tại Việt Nam
Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance đã có buổi trò chuyện với PGS.TS Trần Thị Xuân Anh, Trưởng khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng xung quanh vấn đề này.
Nghề hoạch định tài chính cá nhân có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của thị trường tài chính và nâng cao nhận thức tài chính cá nhân của người dân Việt Nam. Thưa bà?
PGS.TS Trần Thị Xuân Anh: Thứ nhất, trong bối cảnh thị trường tài chính Việt Nam ngày càng phát triển với đa dạng các sản phẩm và dịch vụ, nhu cầu về sự chuyên nghiệp hóa dịch vụ tư vấn tài chính cho cá nhân trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Các chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân được đào tạo bài bản sẽ cung cấp những lời khuyên khách quan, toàn diện, giúp khách hàng đưa ra các quyết định tài chính phù hợp với mục tiêu và tình hình cá nhân.
Thứ hai, khi người dân được trang bị kiến thức và nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp trong việc quản lý tài chính cá nhân, họ sẽ có xu hướng xây dựng các kế hoạch đầu tư dài hạn, bảo toàn và phát triển tài sản một cách hiệu quả hơn.
Thứ ba, sự phát triển của nghề Hoạch định tài chính cá nhân cũng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ các tổ chức, định chế tài chính như ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, và các công ty tư vấn đầu tư. Việc có một nguồn cung nhân lực được đào tạo chuyên sâu sẽ giúp các tổ chức này nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Thứ tư, nhu cầu về quản lý tài chính một cách toàn diện từ quản lý chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư, bảo vệ tài chính đến kế hoạch hưu trí đang ngày càng được người dân Việt Nam quan tâm. Họ nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của việc có một kế hoạch tài chính rõ ràng để hướng đến sự ổn định và thịnh vượng trong tương lai. Thay vì tự mày mò và đưa ra các quyết định dựa trên cảm tính hoặc thông tin không đầy đủ, người dân có thể tin tưởng vào sự hỗ trợ của các chuyên gia có kiến thức và kinh nghiệm.

Vậy đâu là những cơ hội và thách thức trong việc tuyển sinh và đào tạo nghề Hoạch định tài chính cá nhân tại Việt Nam. Và học viện Ngân hàng đã giải quyết thách thức này như thế nào?
PGS.TS Trần Thị Xuân Anh: Có thể nói, việc đưa chuyên ngành Hoạch định và tư vấn tài chính cá nhân (HĐ&TVTC) vào giảng dạy tại Việt Nam nói chung và Học viện Ngân hàng nói riêng xuất phát từ nhiều cơ hội thực tế.
Đầu tiên, thị trường lao động của ngành tài chính và các dịch vụ tài chính ngày càng phát triển tạo ra nhu cầu ngày càng tăng đối với những cá nhân có hiểu biết về quản lý tài chính cá nhân. Các tổ chức tài chính đã và đang xây dựng, tuyển dụng các vị trí chuyên môn về HĐ&TVTC để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và xu hướng phát triển của thị trường trong tương lai.
Tiếp theo, nhu cầu từ phía cá nhân và hộ gia đình khi người dân ngày càng quan tâm đến việc quản lý tài chính một cách toàn diện và họ có nhu cầu được tham vấn bởi các chuyên gia tài chính cá nhân, tiếp cận các dịch vụ HĐTCCN chuyên nghiệp.
Kế đến, đó là sự phát triển của nghề HĐTCCN trên thế giới là một xu hướng tất yếu của ngành dịch vụ tài chính. Sự phổ biến của các chương trình đào tạo và chứng chỉ nghề nghiệp uy tín như CFP (đã có 213.000 chuyên gia đạt chứng chỉ này trên toàn cầu tính đến 31/12/2022) cho thấy đây là một lĩnh vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.
Bên cạnh những cơ hội, việc tuyển sinh và đào tạo nghề HĐTCCN tại Việt Nam cũng đối mặt với không ít thách thức.
Ngành nghề HĐTCCN vẫn là một ngành nghề còn non trẻ và tương đối mới ở Việt Nam. Điều này có thể dẫn đến việc nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của nghề nghiệp này trong xã hội khi thông tin về nghề nghiệp tại Việt Nam còn chưa nhiều.
Thiếu hụt đội ngũ giảng viên và chuyên gia có kinh nghiệm do đây là một lĩnh vực mới, số lượng giảng viên có chuyên môn sâu và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực HĐTCCN tại Việt Nam có thể còn hạn chế.
Chưa có hệ thống tiêu chuẩn và chứng chỉ nghề nghiệp quốc gia được công nhận rộng rãi. Mặc dù chứng chỉ CFP rất uy tín trên thế giới nhưng tại Việt Nam hệ thống tiêu chuẩn nghề nghiệp và các chứng chỉ quốc gia tương đương có thể chưa được phát triển đầy đủ. Điều này đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải chủ động trong việc xây dựng chương trình và đảm bảo chất lượng đào tạo đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Học viện Ngân hàng đã có những bước đi cụ thể để giải quyết các thách thức trong việc đưa chuyên ngành HĐ&TVTC vào đào tạo.
Trước hết, học viện đã tiến hành nghiên cứu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của ngành nghề tại Việt Nam và trên thế giới, cũng như tham khảo kinh nghiệm xây dựng và phát triển nghề HĐTCCN ở các quốc gia khác. Việc này giúp Học viện xác định rõ lý do và mục đích của việc đưa chuyên ngành này vào giảng dạy.
Thứ hai, xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao, đối sánh với các tiêu chuẩn trong và ngoài nước, trong đó có các trường đại học hàng đầu trên thế giới và với các tiêu chuẩn nghề nghiệp về HĐTCCN của các hiệp hội, tổ chức quốc tế. Điều này đảm bảo chương trình đào tạo của Học viện đáp ứng các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng theo chuẩn mực quốc tế, ví dụ như sự tương đồng với các môn học trong chương trình đào tạo quốc tế và chứng chỉ CFP của Hoa Kỳ.
Cuối cùng, chú trọng yếu tố thực tiễn và đạo đức nghề nghiệp. Học viện Ngân hàng đẩy mạnh việc tiếp cận thực tế cho sinh viên thông qua các môn học về thực tế nghề nghiệp, đồng thời rèn luyện đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, ý thức phục vụ cộng đồng. Điều này giúp sinh viên có sự chuẩn bị tốt hơn khi bước vào thị trường lao động.
Bà có thể cho biết, Học viện Ngân hàng đã và đang có những kế hoạch gì trong việc xây dựng và chuẩn hoá chương trình đào tạo nghề Hoạch định tài chính cá nhân?
PGS.TS Trần Thị Xuân Anh: Với vị thế là một trường đại học đa ngành, định hướng nghề nghiệp - ứng dụng, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Học viện Ngân hàng có đội ngũ giảng viên có trình độ cao và mối quan hệ với các tổ chức tài chính, ngân hàng. Đây là những lợi thế quan trọng trong việc xây dựng và triển khai chương trình đào tạo HĐ&TVTC, cũng như tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Việc xây dựng chương trình đào tạo HĐ&TVTC phù hợp với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Ngân hàng và xã hội, cũng như tầm nhìn trở thành trường đại học uy tín. Điều này thể hiện cam kết và trách nhiệm của Học viện đối với ngành và xã hội.
Bên cạnh đó, đơn vị tiếp tục nghiên cứu và đối sánh chương trình đào tạo các chương trình đào tạo uy tín trong và ngoài nước, cũng như các tiêu chuẩn nghề nghiệp quốc tế như chứng chỉ CFP. Kế hoạch này sẽ được tiếp tục triển khai một cách thường xuyên để đảm bảo chương trình đào tạo luôn cập nhật với những xu hướng mới nhất và đáp ứng các chuẩn mực quốc tế. Đồng thời, thường xuyên theo dõi sự phát triển của nghề HĐTCCN trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm và áp dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam.

Ngoài ra, củng cố và phát triển nội dung chương trình đào tạo toàn diện, không chỉ kiến thức chuyên môn sâu rộng về tài chính cá nhân mà còn các kỹ năng mềm cần thiết và khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công việc ...Các môn học cốt lõi sẽ tiếp tục được hoàn thiện về nội dung và phương pháp giảng dạy để đảm bảo tính cập nhật và khả năng ứng dụng thực tế cao ....
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Với đội ngũ giảng viên của Khoa Tài chính trực tiếp triển khai CTĐT với 42 giảng viên, gồm 03 Phó giáo sư, 19 tiến sĩ, 20 NCS và thạc sỹ có trình độ cao, được đào tạo uy tín trong và ngoài nước là lợi thế lớn trong việc triển khai chương trình đào tạo HĐ&TVTC. Tuy nhiên, để đáp ứng đặc thù của ngành nghề này, Học viện có thể sẽ có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ giảng viên hiện có, đặc biệt là kiến thức thực tế và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực HĐTCCN.
Đồng thời, thường xuyên mời các chuyên gia tài chính, các nhà hoạch định tài chính cá nhân có kinh nghiệm từ các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào quá trình giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm thực tế và hướng dẫn sinh viên .
Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức và doanh nghiệp, đẩy mạnh thực tiễn trong đào tạo, để đảm bảo chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường lao động và tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ..., Học viện Ngân hàng sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính, công ty tư vấn, các hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính. Sự hợp tác này có thể bao gồm việc xây dựng chương trình đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức các buổi tuyển dụng tại trường, tạo cơ hội thực tập và làm việc cho sinh viên. Xây dựng các case study thực tế để sinh viên giải quyết, rèn luyện kỹ năng tư vấn và lập kế hoạch tài chính, khuyến khích sinh viên tham gia các cuộc thi, dự án liên quan đến lĩnh vực tài chính cá nhân.
Phục vụ cộng đồng, truyền thông và nâng cao nhận thức về nghề nghiệp, Học viện Ngân hàng có thể sẽ chủ động tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển các tiêu chuẩn nghề nghiệp cho lĩnh vực HĐTCCN tại Việt Nam.Việc này có thể được thực hiện thông qua việc hợp tác với các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội nghề nghiệp để xây dựng khung năng lực, các chứng chỉ nghề nghiệp được công nhận rộng rãi trong nước, tương tự như chứng chỉ CFP trên thế giới.
Bà có thể nói rõ về khung chương trình và tiêu chuẩn đào tạo, cũng như các kỹ năng sinh viên có thể nhận được sau khoá đào tạo này?
PGS.TS Trần Thị Xuân Anh: CTĐT của chúng tôi được xây dựng gắn với Triết lý giáo dục của chúng tôi xuyên suốt là Toàn diện - Sáng tạo – Hội nhập, nhằm phát triển toàn diện người học, đáp ứng các chuẩn đầu ra cả về Kiến thức, Kỹ năng và Tự chủ, tự chịu trách nhiệm, để từ đó sinh viên sau khi tốt nghiệp có đầy đủ kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có đạo đức và trách nhiệm nhề nghiệp để có hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực hoạch định tài chính cá nhân.
Vì vậy, Khi xây dựng CTĐT Hoạch định và tư vấn tài chính tại Học viện Ngân hàng, chúng tôi đã thực hiện đối sánh với các CTĐT trong và ngoài nước, với các tiêu chuẩn nghề nghiệp về hoạch định tài chính cá nhân của các hiệp hội, tổ chức trên thế giới…
Đối với các môn học trong CTĐT, ngoài các môn đại cương, cơ sở ngành nhằm giúp người học có thể có được việc làm rộng mở khi tham gia vào các lĩnh vực khác nhau của Ngành Tài chính- Ngân hàng; chúng tôi đưa vào giảng dạy các môn học chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài chính cá nhân, hoạch định tài chính cá nhân. Các môn học ngày theo hướng đảm bảo các kiến thức để người học có thể xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân toàn điện, trên nhiều khía cạnh, ở nhiều thời điểm khác nhau của một cá nhân. Có thể kể đến như: quản lý chi tiêu, tiết kiệm, tín dụng; hoạch định đầu tư và quản lý gia sản; quản lý bất động sản của cá nhân; thuế; bảo hiểm; thừa kế; hưu trí…. Các môn học này tạo nên bức tranh toàn cảnh về tài chính của một cá nhân, điều này được thể hiện về sự tương đồng các môn học theo các CTĐT quốc tế và chứng chỉ CFP của Hoa Kỳ.

Đối với kỹ năng: chúng tôi xây dựng CTĐT với các chuẩn đầu ra về kỹ năng đề người học có thể có được những kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết, gắn với đặc thù của người làm hoạch định và tư vấn tài chính cá nhân, như các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thấu hiểu khách hàng, tư duy dịch vụ, tư duy thiêt kế các sản phẩm tài chính phù hợp với nhu cầu và năng lực số nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế- xã hội thời gian tới…
Ngoài ra, chúng tôi cũng đẩy mạnh việc tiếp cận với thực tế từ sớm cho sinh viên, thông qua các môn học về Thực tế nghề nghiệp, rèn luyện đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, ý thức phục vụ cộng đồng…
Từ nhu cầu của thị trường, bà có nhận định như thế nào về triển vọng nghề Hoạch định tài chính cá nhân tại Việt Nam trong tương lai, đặc biệt là cơ hội thực tập và tìm kiếm việc làm đối với những sinh viên sau khi tốt nghiệp?
PGS.TS Trần Thị Xuân Anh: Có thể khẳng định, triển vọng nghề HĐTCCN tại Việt Nam trong tương lai là rất khả quan. Nhu cầu từ xã hội và thị trường lao động ngày càng tăng, cùng với sự quan tâm và đầu tư của các tổ chức tài chính vào lĩnh vực này, sẽ tạo ra nhiều cơ hội thực tập và tìm kiếm việc làm hấp dẫn cho sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành HĐ&TVTC từ Học viện Ngân hàng.
Nhu cầu tuyển dụng cao từ các tổ chức tài chính, với sự phát triển của thị trường tài chính và nhận thức về tầm quan trọng của HĐ&TVTC, các ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm và các tổ chức tư vấn tài chính sẽ tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia trong lĩnh vực này .... Sinh viên tốt nghiệp ngành HĐ&TVTC sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn khi ứng tuyển vào các vị trí liên quan đến tư vấn tài chính cá nhân, quản lý tài sản, và hoạch định tài chính cho khách hàng.
Cơ hội thực tập đa dạng khi các tổ chức tài chính đã và đang xây dựng các bộ phận chuyên về HĐ&TVTC mở ra nhiều cơ hội thực tập cho sinh viên trong quá trình đào tạo. Học viện Ngân hàng cũng chú trọng đến việc tiếp cận thực tế từ sớm cho sinh viên thông qua các môn học về Thực tế nghề nghiệp. Điều này giúp sinh viên có cơ hội áp dụng kiến thức đã học vào thực tế công việc, tích lũy kinh nghiệm và xây dựng mạng lưới quan hệ trong ngành, từ đó tăng cơ hội tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.
Triển vọng nghề nghiệp. Ngành HĐTCCN ở Việt Nam còn non trẻ và có tiềm năng phát triển rất lớn. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ là những người tiên phong, góp phần xây dựng và phát triển ngành nghề này tại Việt Nam. Điều này không chỉ mang lại cơ hội việc làm mà còn tạo ra những thách thức thú vị và cơ hội thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp.
Việc chương trình đào tạo được xây dựng bài bản, theo chuẩn quốc tế và chú trọng đến cả kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng mềm sẽ giúp sinh viên có đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu của thị trường và đóng góp vào sự phát triển của ngành HĐTCCN tại Việt Nam.
Chân dung và chuẩn mực hành nghề của Nhà hoạch định tài chính cá nhân Việt Nam trong xu thế phát triển bền vững
'Phát triển kinh tế tư nhân phải bắt đầu từ tài chính cá nhân'
(VNF) - Phát biểu tại Diễn đàn Hoạch định Tài chính Cá nhân thường niên 2025, PGS.TS Vũ Văn Phúc – nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nhấn mạnh, phát triển kinh tế tư nhân không thể tách rời nền tảng tài chính của từng cá nhân và gia đình.
Nghề hoạch định tài chính cá nhân sẽ 'cất cánh' trong 5 năm tới
(VNF) - Các chuyên gia nhận định nghề hoạch định tài chính cá nhân sẽ phát triển mạnh trong 5 - 10 năm tới, nhờ nhu cầu gia tăng và sự chuyên nghiệp hóa của thị trường.
Bốn xu hướng của nghề hoạch định tài chính cá nhân tại Việt Nam
(VNF) - TS. Nguyễn Thành Hưng, Giám đốc Phòng Nghiên cứu và Đào tạo Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ, cho biết nghề hoạch định tài chính cá nhân tại Việt Nam đang nổi lên với 4 xu hướng chính, phản ánh sự chuyên nghiệp hóa và nhu cầu ngày càng cao từ thị trường.
Hoạch định tài chính cá nhân: Nghề mới cần 'chơi' theo chuẩn quốc tế
(VNF) - Trước biến động thị trường tài chính, nhu cầu về nhà hoạch định tài chính cá nhân ngày càng tăng. Tại diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân ngày 12/4, các chuyên gia nhấn mạnh, vai trò, tiêu chuẩn nghề nghiệp và sự cần thiết của khung pháp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển minh bạch, bền vững cho thị trường.
Bước tiến trong việc định hình chân dung nhà hoạch định tài chính cá nhân
(VNF) - Theo TS. Lê Minh Nghĩa, Diễn đàn Hoạch định tài chính cá nhân năm nay đã tiến thêm một bước trong việc định hình chân dung nhà hoạch định tài chính cá nhân, không chỉ ở cấp độ tổng quan mà còn trong từng lĩnh vực cụ thể.
Bảo hiểm nhân thọ 'chốt' hợp đồng online: Cốt lõi ở cầu nối tư vấn viên
(VNF) - Tư vấn viên là “cầu nối” giữa doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) và khách hàng. Do đó để người dân hiểu đúng về bảo hiểm, cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ này
Tương lai Nghề Hoạch định tài chính cá nhân tại Việt Nam
(VNF) - Sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay cho thấy nhu cầu cấp thiết về giáo dục tài chính và quản lý tài chính cá nhân cũng như Nghề hoạch định tài chính cá nhân (HĐTCCN) tại Việt Nam
Chân dung và chuẩn mực hành nghề của Nhà hoạch định tài chính cá nhân Việt Nam trong xu thế phát triển bền vững
(VNF) - Nhà hoạch định tài chính cá nhân (TCCN) – với vai trò là người đồng hành tin cậy của nhân dân – cần được định hình rõ ràng về chân dung và chuẩn mực hành nghề.
Streamer nhận tiền ủng hộ khi livestream: Có phải đóng thuế?
(VNF) - Streamer ViruSs (Đặng Tiến Hoàng) gần đây trở thành tâm điểm cộng đồng mạng nhờ các buổi livestream và câu chuyện tình ái với TikToker Ngọc Kem, thu hút hàng triệu lượt xem và đặt ra câu hỏi về việc quà tặng ảo và tiền donate có phải chịu thuế không.
Chân dung & vai trò của nhà hoạch định tài chính cá nhân trong kỷ nguyên tài chính mới
(VNF) - Các chuyên gia đánh giá, nghề hoạch định tài chính cá nhân đã khẳng định vai trò cốt lõi trong việc giúp cá nhân và doanh nghiệp tối ưu hóa tài chính, hướng tới phát triển bền vững. Do đó, cần sớm chuẩn hóa khung năng lực nghề này theo tiêu chuẩn quốc tế
Vai trò của tài chính cá nhân, gia đình trong kỷ nguyên mới
(VNF) - Trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam, tài chính cá nhân không chỉ là vấn đề riêng của từng cá nhân/gia đình mà phải thực sự trở thành một trong ba trụ cột của hệ thống tài chính quốc gia
Mất tiền 'oan' vì thiếu hiểu biết về pháp luật Thuế
(VNF) - Ths Nguyễn Văn Tâm, Giảng viên khoa Tài chính - Học viện Ngân hàng, chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân FIDT, nhận định, việc hiểu và nắm rõ các văn bản pháp luật về thuế sẽ giúp từng cá nhân tránh được các rủi ro về thuế, đồng thời tối ưu các quyết định trong quản lý tài chính cá nhân.
Sẽ miễn thuế nhập khẩu cho đơn hàng online dưới 1 triệu đồng?
(VNF) - Bộ Tài chính đề xuất giảm giá trị miễn thuế từ 2 triệu đồng xuống còn 1 triệu theo từng đơn hàng đối với hàng hoá nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử (TMĐT), tổng định mức miễn giảm còn 48 triệu/năm
'Mỏ vàng' MMO: 20.000 người Việt kiếm 1.500 tỷ đồng từ mạng xã hội
(VNF) - Với 78,44 triệu người dùng Internet và nền kinh tế số dự kiến đạt 49 tỷ USD vào năm 2025, Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ của thị trường kiếm tiền trực tuyến (MMO). 20.000 người Việt đã kiếm được 1.500 tỷ đồng từ mạng xã hội, chứng minh tiềm năng to lớn của lĩnh vực này.
Nhận phụ cấp ưu đãi bị đánh thuế 350 triệu: Tập thể giáo viên ở Nghệ An thắc mắc
(VNF) - Nhiều giáo viên của trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An "bất ngờ" bị tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho thu nhập từ phụ cấp ưu đãi với số tiền bị trừ là 352 triệu đồng, trong tổng số 430 triệu nộp vào thuế TNCN
Việt Nam đã sẵn sàng cho nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn FPSB
(VNF) - Nghề hoạch định tài chính cá nhân đang ngày càng trở thành một lĩnh vực quan trọng, hỗ trợ các cá nhân quản lý tài sản hiệu quả. Do đó, việc chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đào tạo cho các chuyên gia hoạch định tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế trở nên rất cấp thiết
Dạy con tiêu tiền: Bắt đầu sớm để có tương lai tài chính vững chắc
(VNF) - Kiến thức tài chính là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ em chuẩn bị cho một tương lai quản lý tài chính có trách nhiệm, phát triển các kỹ năng sống cần thiết. Thông qua việc dạy về tiền và chi tiêu tiền cho trẻ từ nhỏ, cha mẹ sẽ giúp cho con thành công vững chắc trong tương lai
Thu nhập 15 triệu/tháng và phải nộp thuế TNCN: Vẫn đủ điều kiện mua NƠXH?
(VNF) - Trước thông tin phản ánh, thu nhập 15 triệu đồng/tháng, phải đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN), nhưng vẫn coi là "thu nhập thấp" đủ điều kiện mua nhà ở xã hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu báo cáo về nghịch lý này
Edmond de Rothschild: Tập đoàn tài chính trăm tỷ USD nhắm đến giới siêu giàu Việt
(VNF) - Edmond de Rothschild khởi đầu là một văn phòng tài chính nhỏ nhưng nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những tổ chức tài chính hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng tư nhân và quản lý tài sản.
Chật vật sống ở Hà Nội: Vì sao người trẻ vẫn 'mãi không có tiền'?
(VNF) - Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa và giáo dục lớn, thu hút hàng trăm nghìn người trẻ đến học tập, làm việc mỗi năm. Tuy nhiên, cuộc sống tại một đô thị đông đúc như Hà Nội cũng đặt ra không ít thách thức tài chính.
eTax Mobile liên kết 23 ngân hàng, hồ sơ quyết toán TNCN online cần gì?
(VNF) - Ngành thuế TP.HCM khuyến khích cá nhân sử dụng hình thức kê khai và nộp thuế điện tử trên eTax Mobile khi ứng dụng này đã liên kết với 23 ngân hàng để hỗ trợ người nộp thuế (NNT)
Thêm 119 triệu thu nhập phải nộp 765 triệu thuế: 'Nỗi oan' khó giải
(VNF) - Người nộp thuế (NNT) ký hợp đồng dịch vụ với doanh nghiệp, lương thực nhận 119 triệu nhưng phát sinh thêm nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) gần 765 triệu. Chuyên gia cho rằng, cần xem xét đánh thuế đúng với bản chất thu nhập
Công chức, viên chức Hà Nội được thêm 3 - 4 triệu tiền lương mỗi tháng
Nhiều công chức, viên chức tại Hà Nội tiết lộ được tăng thêm thu nhập đáng kể nhờ chính sách của Luật Thủ đô 2024.
Chính thức miễn lệ phí trước bạ cho ô tô điện thêm 2 năm
(VNF) - Chính phủ đồng ý kéo dài thời gian miễn 100% lệ phí trước bạ lần đầu cho ô tô điện thêm 2 năm, từ nay đến ngày 28/2/2027.
Cá nhân nợ thuế từ 50 triệu đồng sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh
(VNF) - Từ 28/2, người nợ thuế từ 50 triệu đồng trở lên, quá hạn 120 ngày sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh. Quy định áp dụng cho cá nhân kinh doanh, chủ hộ kinh doanh và một số đối tượng khác.
'Phát triển kinh tế tư nhân phải bắt đầu từ tài chính cá nhân'
(VNF) - Phát biểu tại Diễn đàn Hoạch định Tài chính Cá nhân thường niên 2025, PGS.TS Vũ Văn Phúc – nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nhấn mạnh, phát triển kinh tế tư nhân không thể tách rời nền tảng tài chính của từng cá nhân và gia đình.
Soi tiến độ Trung tâm thương mại Văn Phú Seoul sau hơn 10 năm chờ đợi
(VNF) - Dự án Xây dựng Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê Văn Phú Seoul do Công ty TNHH Seoul Việt Nam đầu tư được cấp phép từ 2008 và gần đây mới khởi động xây dựng.