Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Chiều 8/8, WB công bố Báo cáo Cập nhật Tình hình Kinh tế Việt Nam với chuyên đề đặc biệt “Giáo dục để tăng trưởng”.
Phát biểu trong buổi họp báo, Giám đốc Quốc gia WB Việt Nam Carolyn Turk đánh giá nền kinh tế toàn cầu đang trải qua “hàng loạt cú sốc lớn và tiêu cực”, nhưng nền kinh tế Việt Nam “đến nay vẫn tương đối vững vàng và đang phục hồi mạnh mẽ sau đợt suy giảm do Covid-19 gây ra vào năm ngoái”.
“Tăng trưởng GDP đạt 6,4% trong nửa đầu năm 2022 và chúng tôi dự kiến tăng trưởng vẫn khả quan từ nay tới cuối năm cũng như trong năm 2023”, bà Carolyn nói.
Bà Dorsati Madani, Chuyên gia kinh tế cao cấp của WB, thì cho biết môi trường kinh tế toàn cầu đã trở nên ngày càng thách thức hơn, khi các đối tác lớn của Việt Nam là Mỹ, khu vực eurozone và Trung Quốc đều có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, lạm phát toàn cầu tăng cao ở mức 40% và giá hàng hoá cũng tăng cao kể từ tháng 6/2022.
Tại Việt Nam, WB đánh giá nền kinh tế đã có mức tăng trưởng vững chắc là 6,4% trong nửa đầu năm, trong khi lạm phát được kiềm chế ở mức 3,4% tính tới tháng 6. Chính sách tài khoá thắt chặt trong khi chính sách tiền tệ được nới lỏng đã giúp tăng trưởng tín dụng đạt mức 16,9% trong tháng 6.
Ngoài ra, theo WB, cả doanh nghiệp và người lao động trong nước đều cho biết có thu nhập tốt hơn và nền kinh tế đang được vực lại sau thời kỳ đại dịch, dù vẫn còn một số tác động kéo dài từ đợt bùng phát Covid-19 hồi năm ngoái.
Về triển vọng phát triển, WB đưa ra mức tăng trưởng GDP 7,5% cho nền kinh tế Việt Nam cho năm 2022 và mức 6,7% cho năm 2023. Chỉ số lạm phát tổng thể năm 2022 được dự đoán giữ vững ở mức 3,8% và tăng nhẹ thêm 0,2% vào năm 2023.
Nợ công, một trong những yếu tố cần được lưu ý, dự kiến sẽ đạt mức 39,8% GDP vào năm 2022, giảm 0,4% so với năm 2021, nhưng sẽ quay trở lại mức 40,4% vào năm 2023.
Tuy nhiên, trong bối cảnh những biến chủng Covid-19 mới xuất hiện cùng áp lực lạm phát và những xung đột địa chính trị căng thẳng trên thế giới, những con số dự báo trên được đánh giá là mang tính “bất định” và hoàn toàn có thể thay đổi trong tương lai gần.
Do vậy, WB khuyến nghị chính phủ Việt Nam thực hiện những chính sách thận trọng, linh hoạt và sẵn sàng hành động trong những thời điểm nền kinh tế biến động bất định.
Trong đó, 4 chính sách được bà Madani nhấn mạnh gồm: chính sách tài khoá theo hướng hỗ trợ hơn, chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động quản lý khu vực tài chính và cải cách cơ cấu để tăng trưởng bền vững trong tương lai.
Cũng trong buổi ra mắt báo cáo, WB đã cho ra mắt chuyên đề “Giáo dục để tăng trưởng”, trong đó đề cao việc nâng cao chất lượng giáo dục và đưa ra những giải pháp chính sách để cải thiện chất lượng lao động, nâng số lao động có trình độ đại học để giúp Việt Nam chuyển mình thành nền kinh tế thu nhập trung bình cao vào năm 2035.
Xem thêm >> ‘WB sẵn sàng đồng hành cũng Việt Nam trong phát triển hạ tầng, nguồn nhân lực, thể chế’
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.