Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chính vì vậy, Đà Nẵng nên đi đúng hướng để củng cố vai trò là một cực tăng trưởng ở khu vực miền Trung của đất nước. “Tôi rất vui mừng vì Đà Nẵng đã đặt ra tầm nhìn để tăng cường hơn nữa vai trò là một trung tâm kinh tế, tài chính và dịch vụ thúc đẩy sự phát triển của khu vực, đồng thời trở thành một thành phố xanh, có khả năng chống chịu và đáng sống”, bà Carolyn Turk đánh giá.
Để đạt được tầm nhìn này, theo bà Carolyn Turk, thành phố cần cân nhắc kỹ lưỡng việc lập quy hoạch, kế hoạch và tạo nguồn vốn cho cơ sở hạ tầng công, đây là yếu tố quan trọng để hỗ trợ động lực phát triển, bao gồm động lực mạnh mẽ đến từ các khu vực tư nhân, với trọng tâm là tính bền vững lâu dài.
Từ góc độ quy hoạch, Đà Nẵng khi ở trong trạng thái thu hút lượng nhập cư ngày càng tăng thì lõi đô thị hiện tại đang chịu áp lực ngày càng lớn trong việc cung cấp các dịch vụ chất lượng.
Để giải quyết tốt áp lực này và đảm bảo cung cấp dịch vụ hiệu quả, Đà Nẵng phải dự đoán và lập kế hoạch cho những thách thức trong tương lai và thực hiện các giải pháp dài hạn sớm.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng xanh, không gian xanh công cộng, phát triển theo định hướng giao thông, quản lý chất thải và tái tạo đô thị, là một số lĩnh vực chính có tiềm năng cải thiện đáng kể khả năng đáng sống của thành phố. Từ đó, địa phương sẽ được nhân lên lợi nhuận từ các khoản đầu tư trong tương lai, bao gồm cả những lĩnh vực đến từ khu vực tư nhân.
Ngoài ra, sự tiến bộ trong ứng dụng công nghệ hiện đại, thông minh sẽ mở ra tiềm năng tăng trưởng to lớn thông qua việc tạo điều kiện cho sự hợp tác và phối hợp tinh vi giữa các ngành, mở ra cánh cửa cho các giải pháp đô thị sáng tạo và tạo cơ hội cho nền kinh tế kỹ thuật số.
“Cần phải chỉ ra rằng, các rủi ro trong tương lai, đặc biệt là rủi ro biến đổi khí hậu phải được lồng ghép kỹ lưỡng vào quy hoạch Đà Nẵng để đảm bảo tính bền vững. Đại dịch Covid-19 đã dạy cho tất cả chúng ta biết những sự kiện chưa từng có tiền lệ có thể làm gián đoạn sự phát triển và gây thiệt hại cho sinh kế như thế nào”, bà Carolyn Turk nhận định.
Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam cho rằng, các sự kiện liên quan đến khí hậu cực đoan - chẳng hạn như các cơn bão thảm khốc - đã trở nên thành hiện tượng phổ biến đối với khu vực duyên hải miền Trung.
Do đó, việc lập kế hoạch để giảm thiểu rủi ro có thể giúp Đà Nẵng không chỉ giảm đáng kể chi phí mà còn nâng cao khả năng chống chịu của thành phố trước tình trạng biến đổi khí hậu trong tương lai.
Cùng với đó, Đà Nẵng có thể được hưởng lợi từ sự cam kết tham gia của tất cả các bên liên quan, các nguồn lực và chuyên môn thích hợp, để ưu tiên thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.
Ở góc độ tài chính, Giám đốc Quốc gia ngân hàng thế giới tại Việt Nam cho rằng Đà Nẵng sẽ cần thêm nguồn tài chính đáng kể để thúc đẩy sự phát triển của thành phố. Bà Carolyn Turk cũng nhìn thấy tiềm năng để Đà Nẵng có thể là một mô hình xúc tiến đầu tư hiệu quả. Ngoài thành công trong việc thu hút vốn FDI và ODA, Đà Nẵng có thể đa dạng hóa hơn nữa các nguồn lực tài chính cho phát triển.
Ngoài ra, Đà Nẵng ngày càng cần thu hút nhiều hơn nữa các nguồn lực của khu vực tư nhân, cả nước ngoài và trong nước, để đầu tư vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng vật chất và kỹ thuật số; dịch vụ giáo dục và y tế chất lượng cao; sản xuất công nghệ cao; phát triển việc giảm thiểu các-bon và du lịch.
Để giải quyết bài toán bài này, bà Carolyn Turk đã đưa ra một số hướng đi, bước đầu tiên, Đà Nẵng có thể xem xét thực hiện phân tích xếp hạng tín dụng, đây là một phân tích quan trọng để thu hút sự quan tâm và niềm tin của thị trường, cũng như giúp thiết lập giá cả cạnh tranh của các công cụ nợ.
Nền kinh tế tiếp tục phát triển mạnh mẽ, môi trường đầu tư và kinh doanh được cải thiện, cũng như quản lý tài khóa minh bạch, kỷ luật và hiệu quả là những yếu tố quan trọng cần quản lý để đạt được xếp hạng tín nhiệm tốt của thành phố.
“Tôi cũng tin rằng các cơ chế tài chính đổi mới, chẳng hạn như quan hệ đối tác công tư đối với các công trình cơ sở hạ tầng quan trọng hoặc tham gia vào thị trường tài chính sẽ cần được phát triển. Khi các nhà đầu tư ngày càng yêu cầu tính bền vững như là điểm mấu chốt cho các khoản đầu tư của họ thì đây là cơ hội lớn để Đà Nẵng đưa tính bền vững vào việc phát triển đô thị đặc trưng của mình và dẫn đầu cả nước bằng cách thí điểm đầu tư sáng tạo và chứng minh tính khả thi của các thông lệ tốt”, Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam kỳ vọng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.