WB: Tài nguyên điện gió của Việt Nam đứng top đầu thế giới, gấp 200 lần công suất thủy điện Sơn La

Vy Lam - 17/07/2023 08:46 (GMT+7)

Nguồn năng lượng mới được xem như một giải pháp thay thế hiệu quả cho thủy điện, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

VNF
Một tổ hợp điện năng lượng tái tạo tại tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: TTXVN

Ghi tên vào top thế giới

Theo công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey(có văn phòng đại diện ở 65 quốc gia), với dân số gần 100 triệu người, nhu cầu về điện của Việt Nam rất lớn và đang có xu hướng gia tăng.

Trước tình hình đó, năng lượng gió được xem như giải pháp thay thế hiệu quả cho thủy điện, thay vì phải mở rộng ngành nhiệt điện than.

McKinsey cho hay, Việt nam có tiềm năng đáng ghen tị về sức gió, với hơn 3.000km bờ biển và sức gió thổi trung bình từ 5,5 đến 8 m/s (không tính sự thay đổi theo mùa). Cơ hội lớn nhất để phát triển điện gió quy mô lớn nằm ở ngoài khơi.

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), tiềm năng điện gió ngoài khơi của Việt Nam ước tính lên tới 500 gigawatt, lớn gấp 200 lần công suất của nhà máy thủy điện Sơn La (2.400 megawatt, theo thống kê của Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN 2020).

Trong khi đó, tờ Nikkei Asia (Nhật Bản) dẫn công bố của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) năm 2021 cho biết, điện gió ngoài khơi của Việt Nam đang xếp thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Anh. Còn điện gió bờ của Việt Nam đứng thứ 4 thế giới, sau Trung Quốc, Mỹ và Brazil.

"Việt Nam - 'người chơi mới' với quy mô nhỏ hơn - đã thăng hạng đáng kinh ngạc vào năm 2021, xếp vị trí thứ 3 về công suất lắp đặt điện gió ngoài khơi, trong khi giữ vị trí thứ 4 về công suất điện gió trên bờ" - Nikkei Asia viết.

Đáng nói, chỉ 1 năm trước đó, Việt Nam thậm chí chưa có tên trong top 10 quốc gia đầu tư lắp đặt điện gió lớn nhất thế giới. Tuy nhiên hiện nay, thực tế đã khác.

'Thỏi nam châm' hút đầu tư nước ngoài

Trong bài viết đăng tháng 1 năm nay, Nikkei Asiacho biết, ngành điện gió ngoài khơi của Việt Nam đang thu hút đầu tư nước ngoài.

Hiện tại, các tập đoàn Nhật Bản và châu Âu đang có những động thái lớn để tiến vào lĩnh vực điện gió ngoài khơi của Việt Nam.

Theo Nikkei Asia, những cơn gió mạnh ngoài khơi bờ biển phía Nam Việt Nam đã biến nơi này trở thành một trong những địa điểm tốt nhất trong khu vực để khai phá tiềm năng gió ngoài khơi.

Việc Việt Nam cam kết đạt mục tiêu khử carbon hoàn toàn vào giữa thế kỷ này càng khiến quốc gia Đông Nam Á trở thành điểm đến hấp dẫn để các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo.

Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đã công bố một dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam trong tháng 9 năm ngoái. Tới tháng 12 cùng năm, họ đã tiến hành khảo sát để nghiên cứu các tuyến đường đặt cáp.

Sumitomo dự định sẽ bắt đầu vận hành trang trại gió với công suất từ 500 megawatt đến 1 gigawatt vào năm 2030. Nếu các kế hoạch ban đầu suôn sẻ, tập đoàn Nhật Bản sẽ đặt mục tiêu phát triển các dự án tiếp theo ở cả miền Bắc Việt Nam.

Sumitomo đã có kinh nghiệm phát triển các trang trại gió ngoài khơi ở châu Âu. Sản lượng các nhà máy của họ ở châu Âu (dựa trên tỷ lệ đầu tư) rơi vào khoảng 300 megawatt. Con số đó dự kiến sẽ tăng lên khoảng 600 megawatt khi bao gồm các dự án sắp tới.

Hiện tập đoàn này đang xem xét hợp tác với các công ty địa phương để thúc đẩy các dự án tại Việt Nam.

Sumitomo không phải là doanh nghiệp Nhật Bản duy nhất muốn tham gia vào thị trường năng lượng gió ngoài khơi của Việt Nam. Renova, tập đoàn chuyên về năng lượng tái tạo tại Tokyo, cũng đã thành lập cơ sở phát triển ở Việt Nam.

 
Tháng 4 năm ngoái, Renova đã ký biên bản ghi nhớ phát triển điện gió ngoài khơi với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tập đoàn này cũng đang xem xét xây dựng một nhà máy điện nổi ngoài khơi.

Theo ông Kei Saiki, đồng trưởng bộ phận kinh doanh toàn cầu của Renova, tập đoàn Nhật Bản đã coi Việt Nam là "một trong những quốc gia quan trọng nhất" để phát triển năng lượng tái tạo.

Trong số các doanh nghiệp châu Âu thì Orsted (đến từ Đan Mạch) - tập đoàn năng lượng gió ngoài khơi lớn nhất thế giới - đang dẫn đầu xu hướng đầu tư vào lĩnh vực điện gió Việt Nam. Tập đoàn này đã bắt đầu xem xét dự án phát triển vào năm 2020 và đã ký biên bản ghi nhớ vào năm 2021 với Tập đoàn T&T của Việt Nam để phát triển nhà máy điện.

Dự kiến, Orsted sẽ cùng T&T bắt đầu các hoạt động tại nhà máy điện có tổng công suất 2 gigawatt trong năm 2030.

Tiềm lực gió của Việt Nam là điểm thu hút chính đối với các nhà đầu tư. Theo báo cáo của WB, sức gió tại một số khu vực ngoài khơi bờ biển phía nam Việt Nam có thể lên tới 10 m/s, trong khi thông thường, sức gió được đánh giá "khả thi để phát triển điện gió" là 8 m/s.

Ở Đông Nam Á, sức gió tại Việt Nam và Philippines rất lớn, trong khi gió quanh Malaysia và Indonesia yếu hơn.

Theo đại diện của Orsted, Việt Nam được đánh giá là "một trong những khu vực tốt nhất ở châu Á về năng lượng gió ngoài khơi".

Theo soha.vn
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Lọc hóa dầu Bình Sơn

Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Lọc hóa dầu Bình Sơn

(VNF) - Vừa qua, Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương do ông Nguyễn Đức Hiển, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã đến thăm và làm việc với Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR).

EU ‘nín thở’ khi Hungary cam kết sẽ 'làm cho châu Âu vĩ đại trở lại'

EU ‘nín thở’ khi Hungary cam kết sẽ 'làm cho châu Âu vĩ đại trở lại'

(VNF) - Hungary bắt đầu nhiệm kỳ 6 tháng đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh có những bất đồng nghiêm trọng với ban lãnh đạo EU về một số vấn đề, liên quan đến xung đột ở Ukraine và vấn đề di cư...

Yến sào Khánh Hoà có nữ Chủ tịch HĐQT

Yến sào Khánh Hoà có nữ Chủ tịch HĐQT

(VNF) - UBND tỉnh Khánh Hoà đã bổ nhiệm bà Trịnh Thị Hồng Vân – Phó Tổng Giám đốc Công ty Yến sào Khánh Hòa giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Yến sào Khánh Hòa.

Phó TGĐ Sông Đà 11 từ nhiệm vì 'năng lực không phù hợp'

Phó TGĐ Sông Đà 11 từ nhiệm vì 'năng lực không phù hợp'

(VNF) - Trong đơn từ nhiệm, Phó Tổng giám đốc Sông Đà 11 nói rằng trình độ, năng lực, khả năng của bản thân không phù hợp với công việc đang được giao và định hướng phát triển của công ty.

VN-Index bật tăng sau loạt ‘tin tốt’: Thanh khoản cực thấp có phải vấn đề lớn?

VN-Index bật tăng sau loạt ‘tin tốt’: Thanh khoản cực thấp có phải vấn đề lớn?

(VNF) – Không có sự phản ứng tích cực ngay lập tức sau khi đón nhận hàng loạt “tin tốt” liên quan đến nền kinh tế nhưng càng về sau, chỉ số VN-Index lại càng đi lên và kết phiên 1/7 có thêm hơn 9 điểm.

Chính phủ phê chuẩn chức danh 2 Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam

Chính phủ phê chuẩn chức danh 2 Phó chủ tịch tỉnh Quảng Nam

(VNF) - Các vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam được chính phủ phê chuẩn là ông Trần Nam Hưng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Tam Kỳ và ông Phan Thái Bình, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Quảng Nam.

Từ 1/7, những hàng hoá, dịch vụ không được giảm 2% thuế VAT

Từ 1/7, những hàng hoá, dịch vụ không được giảm 2% thuế VAT

(VNF) - Nhóm dịch vụ viễn thông, chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh bất động sản, nhóm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt… không nằm trong diện được giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT).

Ngày 6/7, khởi công xây dựng Sân bay Quảng Trị 5.800 tỷ đồng

Ngày 6/7, khởi công xây dựng Sân bay Quảng Trị 5.800 tỷ đồng

(VNF) - Ngày 6/7/2024, UBND tỉnh Quảng Trị và liên danh nhà đầu tư T&T - CIENCO 4 sẽ chính thức khởi công Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị với tổng vốn đầu tư hơn 5.800 tỷ đồng.

Nhập khẩu phân bón kỷ lục từ Nga, châu Âu lo ngại an ninh lương thực bị đe dọa

Nhập khẩu phân bón kỷ lục từ Nga, châu Âu lo ngại an ninh lương thực bị đe dọa

(VNF) - Châu Âu lo ngại rằng tình trạng tràn lan phân bón giá rẻ của Nga có nguy cơ đẩy các nhà sản xuất châu Âu ra khỏi thị trường hoặc rời khỏi lục địa này, gây nguy cơ cho an ninh lương thực lâu dài.

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết hầu toà: Triệu tập 100.000 nhà đầu tư

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết hầu toà: Triệu tập 100.000 nhà đầu tư

(VNF) - Ngoài 30.403 nhà đầu tư đã mua cổ phiếu mã ROS trong lần bán ra đầu tiên, HĐXX cũng sẽ triệu tập hơn 63.000 nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu này.